Chat hỗ trợ
Zalo

   

Hành trình 40 năm ‘thổi tầm vóc’ cho đàn bò

Chan_nuoi_bo_0972502979
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Từ thất nghiệp đến làm không hết việc

Chương trình cải tạo đàn bò tại tỉnh Quảng Trị được thực hiện từ năm 1993. Thời điểm đó, tầm vóc đàn bò vàng tại Quảng Trị nhỏ bé, sản lượng thịt và hiệu quả kinh tế thấp. Thế nhưng, để cải tạo tầm vóc đàn bò, nâng cao hiệu quả kinh tế không dễ dàng, bởi nông dân vốn quen với việc chăn thả tự do.

Chăn thả tự do rất phù hợp với đặc tính của đàn bò vàng địa phương. Bên cạnh đó, chi phí phối tinh bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo (TTNT) tinh bò ngoại cao hơn so với phương pháp thụ tinh truyền thống cũng là một trở ngại. Việc phối tinh bằng tinh bò ngoại điều cần nhất là phải có một đàn bò cái làm nền với tầm vóc to, khỏe.

Bà Nguyễn Thị Hường, một trong số 80 DTV của tỉnh Quảng Trị đến nhà từng hộ dân để tuyên truyền, hướng dẫn người dân kỹ thuật phát hiện bò động dục và chăm sóc bò sinh sản. Ảnh: Võ Dũng.

Bà Nguyễn Thị Hường, một trong số 80 DTV của tỉnh Quảng Trị đến nhà từng hộ dân để tuyên truyền, hướng dẫn người dân kỹ thuật phát hiện bò động dục và chăm sóc bò sinh sản. Ảnh: Võ Dũng.

Ông Trần Cẩn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị cho rằng, kết quả của ngày hôm nay, ngoài các chính sách hỗ trợ, Quảng Trị đã xây dựng được đội ngũ dẫn tinh viên (DTV) chuyên nghiệp, đủ năng lực, tâm huyết với chương trình cải tạo đàn bò. Đội ngũ DTV vừa thực hiện việc TTNT nhưng cũng là những tuyên truyền viên của chương trình. Nhờ đội ngũ DTV ngày càng chuyên nghiệp và tâm huyết, đến nay, đàn bò lai của Quảng Trị đã chiếm 60%. Hiệu quả kinh tế từ nuôi bò sinh sản, bò thịt tại địa phương được nâng lên rõ rệt.

Bà Nguyễn Thị Hường, 62 tuổi và có thâm niên gần 30 năm làm DTV tại xã Kim Thạch (huyện Vĩnh Linh). Năm 1996, sau chương trình đào tạo gần 2 tháng, bà Hường bắt tay vào công việc của một DTV. Thế nhưng, sau khi đào tạo xong, trở ngại lớn nhất của bà là đứng trước nguy cơ “thất nghiệp”.

Bà Hường kể thời đó, đàn bò địa phương là bò vàng, chủ yếu bò đực để phục vụ cày kéo. Bò cái có tầm vóc rất nhỏ, chúng tự do phối giống ngoài đồng. Vì thế, để thay đổi được tư duy nông dân là rất khó khăn. Các DTV đành phải mua giống bò cái lai về để làm “thí nghiệm”. Thấy hiệu quả, nhiều gia đình đã làm theo. Đến nay, 100% đàn bò tại xã là bò lai. Hiện mỗi năm bà Hường đi TTNT cho gần 1 nghìn liều tinh bò ngoại.

Nhờ chương trình cải tạo đàn bò, đến nay, tỉnh Quảng Trị đã có 60% tổng đàn là bò lai. Ảnh: Công Điền.

Nhờ chương trình cải tạo đàn bò, đến nay, tỉnh Quảng Trị đã có 60% tổng đàn là bò lai. Ảnh: Công Điền.

Ông Trần Cẩn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị cho rằng, cần phải ghi công đầu cho các DTV. Mặc dù, từ khi thực hiện chương trình cải tạo đàn bò đến nay, UBND tỉnh Quảng Trị trích ngân sách hỗ trợ 50% vật tư đầu vào nhưng không phải người dân nào cũng mặn mà và không phải địa phương nào cũng áp dụng được.

The ông Cẩn, thay đổi tư duy của nông dân không thể ngày một ngày hai được mà phải có quá trình. Ví như, nếu cán bộ không làm trước, các DTV không đưa bò nhà ra “thí nghiệm” để cho thấy hiệu quả thì không ai làm theo. Đến nay, không chỉ vùng đồng bằng mà một số hộ dân các huyện miền núi như Hướng Hóa, Đakrông cũng có nhu cầu TTNT để cải tạo tầm vóc đàn bò. Chính sách tạo động lực thúc đẩy nhưng nếu không có những DTV bền bỉ, kiên trì và tâm huyết thì không thể có kết quả như ngày hôm nay.

Đến nay Quảng Trị đã đào tạo được 80 DTV, trong đó có 30 người hoạt động thường xuyên, chủ yếu tại 5 huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong và Hải Lăng. Mạng lưới DTV được thành lập và tổ chức hoạt động dưới sự điều hành và sự chỉ đạo kỹ thuật của trạm khuyến nông các huyện. Nhờ vậy, hoạt động TTNT thực hiện nhịp nhàng hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của người dân.

Riêng tại huyện Vĩnh Linh, các DTV đã chủ động thành lập câu lạc bộ DTV để hỗ trợ, chia sẽ kinh nghiệm cho nhau trong quá trình TTNT cho đàn bò.

Đột phá nhờ tinh cọng rạ

Là tỉnh thuần nông, Quảng Trị xác định cải tạo đàn bò là mục tiêu lớn của ngành chăn nuôi nhằm tạo bước tiến về năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Ngay từ lúc triển khai, ngoài những khó khăn trong thay đổi tư duy của nông dân, vật tư, trang thiết bị để thụ tinh nhân tạo cho đàn bò cũng gặp muôn vàn khó khăn.

Ông Trần Hữu Dược, một DTV tại huyện Vĩnh Linh chia sẻ, thời gian đầu “hành nghề” ở thời điểm năm 1996, cụm từ DTV lạ lẫm lắm! Nhiều người thậm chí còn dè bỉu nghề những người như ông đang làm.

Người dân tỉnh Quảng Trị chuyển dần từ chăn thả trâu bò trên đồng ruộng sang nuôi nhốt, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả kinh tế. Ảnh: Võ Dũng.

Người dân tỉnh Quảng Trị chuyển dần từ chăn thả trâu bò trên đồng ruộng sang nuôi nhốt, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả kinh tế. Ảnh: Võ Dũng.

“Nhiều người cứ trêu chọc về nghề nghiệp của chúng tôi vì họ bảo, người lại đi thụ tinh cho bò. Dần dần, quan niệm của người dân cũng thay đổi. Không chỉ mỗi việc thụ tinh cho đàn bò, mỗi khi vật nuôi có vấn đề người dân cũng đều gọi điện để nhờ hỗ trợ”, ông Dược nói xong rồi phá lên cười.

Năm 1996, tại xã Kim Thạch (huyện Vĩnh Linh) có 2 DTV, nhu cầu của người dân lúc này còn rất ít. Tuy nhiên, bất kỳ thời điểm nào người dân có nhu cầu, các DTV đều phải đáp ứng. Thời điểm đó, cả huyện Vĩnh Linh chỉ có 1 bình bảo quản ni tơ dung tích 3,5 lít, điểm tiếp ni tơ lại xa nên các DTV trên địa bàn huyện cứ 3 ngày lại thay nhau đạp xe gần 30 km vào tận huyện Gio Linh để tiếp ni tơ. Công việc vất vả là vậy nhưng những người đã được đào tạo không quản ngại khó khăn, quyết duy trì bằng được.

“Giai đoạn này, các vật tư phục vụ phối tinh nhân tạo rất hạn chế, điểm tiếp ni tơ lại xa, DTV rất vất vả. Nhu cầu lúc ấy cũng đang rất ít nhưng vẫn phải duy trì bởi nếu mình để gián đoạn thì một chính sách lớn và hiệu quả thiết thực sẽ mãi nằm lại trên bàn giấy. Rất may là đến khi nhu cầu của người dân tăng thì việc tiếp ni tơ cũng thuận lợi hơn. Đây cũng là thời điểm Quảng Trị chuyển từ kỹ thuật TTNT đông lạnh dạng viên sang tinh cọng rạ. Công việc của DTV đỡ vất vả hơn và hiệu quả thì vượt trội”, bà Nguyễn Thị Hường, DTV xã Kim Thạch chia sẻ.

Từ những đàn bò vàng còi cọc, ngày nay, những con bò đã cho vóc dáng đồ sộ, năng suất, chất lượng thịt ngày càng cao. Ảnh: Võ Dũng.

Từ những đàn bò vàng còi cọc, ngày nay, những con bò đã cho vóc dáng đồ sộ, năng suất, chất lượng thịt ngày càng cao. Ảnh: Võ Dũng.

Ông Trần Thế Linh tại thôn Bàu, xã Kim Thạch cũng cảm nhận được những lợi ích kể từ khi chuyển sang phương pháp TTNT bằng tinh cọng rạ. Điều này thuận tiện hơn rất nhiều khi gia đình ông có nhu cầu thụ tinh cho 3 bò nái nuôi nhốt.

“Trước đây, đi gọi các DTV buổi sáng, có khi đến chiều tối họ mới đến. Nhưng nay thì đã khác, họ đáp ứng gần như tức thì, hiệu quả rất rõ rệt. Chúng tôi lại được các DTV hướng dẫn nhiệt tình việc theo dõi thời gian động dục đối với bò cái sinh sản; quá trình bò mang thai và sinh sản lại được các DTV hỗ trợ, tư vấn thêm. Chính vì hiệu quả, hiện nay, 100% hộ dân ở đây đều áp dụng phối tinh nhân tạo cho đàn bò”, ông Linh cho biết.

Có được đàn bò giống lai tốt, hiện nay, nhiều hộ dân tại tỉnh Quảng Trị đã tổ chức nuôi nhốt vỗ béo, hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với việc nuôi bò vàng địa phương. Tuy quy mô các hộ chăn nuôi tại Quảng Trị chưa lớn, nhưng việc nuôi bò sinh sản, bò vỗ béo bằng các giống bò lai đã đem lại nguồn sinh kế bền vững cho người dân. Cùng với việc diện tích dành cho chăn thả ngày càng thu hẹp, việc nuôi nhốt đàn gia súc vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao, vừa góp phần bảo vệ môi trường.

Nguồn: nongnghiep.vn

Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu

Địa chỉ kho: số 23, đường Tân Xuân 6, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM

Hotline: 0972502979

Gmail: thietbichannuoibo@gmail.com

Website: https://thietbichannuoibo.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/chuyennghiepchannuoibo

0972.502.979