Chat hỗ trợ
Zalo

   

Phòng chống dịch bệnh trên đàn lợn trong thời điểm giao mùa

Phòng Chống Dịch Bệnh Trên đàn Lợn Trong Thời điểm Giao Mùa- Công Ty Á Châu-0972502979
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
Trong thời điểm giao mùa (đặc biệt mùa mưa) việc phòng chống dịch bệnh trên đàn lợn luôn là vấn đề cấp thiết và không thể thiếu. Mưa bão không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe đàn lợn mà còn ảnh hưởng đến việc dự trữ nguồn thức ăn hàng ngày.

Do đó, trong thời điểm hiện nay việc đảm bảo an toàn sinh học cho vật nuôi là điều vô cùng cấp thiết. Người chăn nuôi cần thường xuyên cập nhật những bản tin dự báo thời tiết hàng ngày để có biện pháp khắc phục kịp thời, đặc biệt nên tăng cường chăm sóc cũng như tăng sức đề kháng cho vật nuôi, tăng khả năng chống chịu với những tác động bất lợi từ thời tiết cùng với sự đe dọa của dịch bệnh ASF.

1. Trước thời điểm giao mùa:

– Gia cố chuồng trại: kiểm tra, sửa chữa và chằng chống chuồng trại kiên cố. Đặc biệt là gia cố lại mái chuồng để chống bão, chú ý bạt che để tránh mưa tạt gió lùa.

– Mật độ chuồng nuôi phù hợp, thường xuyên kiểm tra nhiệt độ chuồng để giữ ấm cho vật nuôi, chú ý đặc biệt đối với heo con. Tùy theo từng giai đoạn phát triển của heo mà nhiệt độ chuồng trại sẽ được điều chỉnh trong khoảng 16-35 độ. Nhiệt độ thích hợp ở khu vực trại đẻ là 22 độ C, nhưng nhiệt độ khu vực sưởi heo con phải duy trì ở mức 30-37 độ C . Duy trì chuồng khô ráo và sạch sẽ để phòng ngừa bệnh tiêu chảy.

– Khả năng duy trì thân nhiệt của heo con rất kém nên khi thời tiết thay đổi sẽ ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa sữa mẹ à dễ mắc bệnh tiêu chảy và các bệnh khác. Chính vì vậy cần có khu vực sưởi riêng cho heo con theo mẹ.

-Heo con cai sữa khi gặp môi trường nuôi dưỡng mới sẽ bị stress. Đặc biệt là khi chênh lệch nhiệt độ trong ngày vượt quá 50C thì sức đề kháng với dịch bệnh của chúng sẽ giảm mạnh. Mật độ nuôi dưỡng cao cũng là điều kiện cho các bệnh mãn tính gây còi cọc trên heo phát triển. Trại cần có kế hoạch di chuyển và ghép bầy heo thật tốt.

– Đối với nái mang thai, nếu nhiệt độ môi trường nuôi tăng cao chúng sẽ giảm lượng cám ăn vào. Ta cần điều chỉnh lượng cám ăn theo thể trạng (BCS) của nái ít nhất 1 lần/ tuần. Nái mang thai giai đoạn đầu, nếu bị sốc nhiệt thì sẽ giảm ăn và dễ mắc các bệnh hô hấp. Nếu quản lý không tốt sẽ ảnh hưởng tới tỷ lệ mang thai và số heo con sinh ra.

– Khai thông cống rãnh để tránh ngập nước, kiểm tra hệ thống thoát nước thải cũng như nơi chứa để tránh tình trạng chất thải tràn ra vào mùa mưa gây ô nhiễm. Đối với những khu chuồng nuôi thấp có nguy cơ ngập lụt nên nâng nền chuồng hoặc làm hệ thống sàn chuồng để tránh nước ngập gây hại cho đàn vật nuôi.

– Đảm bảo nguồn thức ăn đầy đủ: thức ăn tinh/hỗn hợp đối cho đàn lợn.  Chú ý: thức ăn phải được đặt nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc (tuyệt đối không cho vật nuôi ăn thức ăn bị nấm mốc/hư).

– Nguồn nước: đảm bảo đầy đủ nguồn nước sạch, mát cho đàn heo

– Thuốc thú y: dự trữ vitamin, men tiêu hóa… để sử dụng cho vật nuôi khi cần thiết.

– Tăng cường an toàn sinh học: áp dụng và tuân thủ khuyến cáo quy trình an toàn sinh học để ngăn ngừa phát sinh mầm bệnh (đặc biệt ASF).

– Phòng bệnh: chủ động tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh như dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn, FMD, tai xanh…

2. Thời điểm trong và sau mưa, bão:

– Đặc biệt chú ý đảm bảo an toàn sinh học cho vật nuôi để tránh phát sinh và lây lan mầm bệnh (đặc biệt ASF).

An toàn sinh học trong chăn nuôi sinh thái - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam

 

– Thường xuyên kiểm tra chuồng trại, tu sửa, tránh để ẩm ướt tạo điều kiện cho mầm bệnh phát sinh. Kiểm tra nhiệt độ chuồng nuôi liên tục để giữ ấm cho vật nuôi. Thường xuyên khai thông cống rãnh tránh để nước chảy ngược vào chuồng.

– Kiểm tra máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi tránh để ẩm mốc, thường xuyên vệ sinh toàn bộ trang thiết bị và dụng cụ trong chuồng.

– Định kỳ 1 – 2 lần/tuần phun thuốc sát trùng và rắc vôi để ngăn chặn phát sinh mầm bệnh ASF. Chú ý nên chọn những loại thuốc sát trùng có hoạt phổ rộng, tác dụng nhanh, kéo dài và ổn định.

– Cung cấp đầy đủ nước sạch mát, thức ăn cho vật nuôi trong giai đoạn mưa bão. Đặc biệt chú ý cần bổ sung thêm vitamin, khoáng, men tiêu hóa…cho gia súc, gia cầm để nâng cao đề kháng.

– Đảm bảo tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin.

– Thường xuyên kiểm tra đàn vật nuôi để phát hiện sớm những bất thường (uể oải, ủ rũ, kém ăn…), sau đó cách ly và có biện pháp xử lý kịp thời tránh lây nhiễm cho những con khỏe mạnh.

– Báo ngay cho cơ quan thú y hoặc khuyến nông địa phương nếu thấy những biểu hiện bệnh truyền nhiễm như ASF để tránh lây nhiễm và có biện pháp xử lý nhanh chóng.

– Sau mùa mưa, bão: tiến hành vệ sinh sạch sẽ, phun khử trùng, rắc vôi, thay đệm lót… tạo môi trường khô, ấm cho vật nuôi. Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, bổ sung vitamin, khoáng, men tiêu hóa để tăng đề kháng, đảm bảo vật nuôi phát triển tốt và khỏe mạnh.

Nguồn: anovafeed.vn

Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu

Địa chỉ kho: số 3, đường Tân Xuân 6, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM

Hotline: 0972502979

Gmail: thietbichannuoibo@gmail.com

Website: https://thietbichannuoibo.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/chuyennghiepchannuoibo

0972.502.979