Chat hỗ trợ
Zalo

   

7 yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chủng ngừa vắc xin cho gà thịt

7 Yếu Tố ảnh Hưởng đến Hiệu Quả Chủng Ngừa Vắc Xin Cho Gà Thịt_ Công Ty Á Châu_ 0972502979
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Việc tuân theo các nguyên tắc chính khi quyết định sử dụng vắc xin gì trong các chương trình chủng ngừa vắc xin cho gà thịt có thể sẽ giúp đảm bảo được bảo hộ đàn và tiết khiệm chi phí chăn nuôi.
Một chiến lược chủng ngừa vắc xin hiệu quả là rất quan trọng đối mỗi chương trình quản lý gà thịt. Vắc xin kích hoạt hệ thống miễn dịch bằng cách giới thiệu một loại kháng nguyên, ví dụ như một vi sinh vật ít độc lực hoặc một phần của vi sinh vật, cho cơ thể vật nuôi. Vật nuôi sẽ sản xuất các kháng thể và các yếu tố miễn dịch khác để chống lại các kháng nguyên trong vắc xin. Nếu sau đó vật nuôi tiếp xúc với các loại kháng nguyên này thì cơ thể của chúng đã sẵn sàng để chiến đấu chống lại mầm bệnh.
Việc quyết định sử dụng vắc xin nào cho gà thịt không phải lúc nào cũng đơn giản. Vắc xin không hiệu quả hoặc kém hiệu quả có thể sẽ gây tốn kém công sức và chi phí chăn nuôi. Hãy xem xét các nguyên tắc sau đây khi quyết định sử dụng vắc xin gì cho gà thịt:

Nguy cơ tử vong do COVID-19 tăng 14 lần nếu không tiêm vaccine - Tin liên  quan - Cổng thông tin Bộ Y tế

1. Làm tốt công tác quản lý
Bất kỳ một chương trình vắc xin nào cũng cần bắt đầu với việc làm tốt công tác quản lý đàn. Khi gà bị stress, khả năng chống lại các mầm bệnh của chúng sẽ suy giảm dù có hoặc không có vắc xin. Mức độ gió, mật độ và các yêu cầu về thức ăn phải được đảm bảo. Ngoài ra, nên biết những loại vắc xin nào có bán trên thị trường trong khu vực của bạn để phòng việc điều chỉnh vắc xin.

2. Xử lý vắc xin hiệu quả
Việc xử lý vắc xin không hợp lý có thể làm giảm hoặc làm mất khả năng cung cấp bảo hộ của vắc xin. Phải đảm bảo rằng vắc xin được bảo quản đúng cách và bảo vệ khỏi nhiệt và ánh sáng mặt trời trực tiếp. Không sử dụng vắc xin hết hạn sử dụng và luân phiên chuyển kho vắc xin để tránh phải vứt bỏ những vắc xin đã hết hạn. Thực hiện đúng theo các hướng dẫn ghi trên nhãn và tránh làm vấy nhiễm trong quá trình trộn và quản lý. Sử dụng vắc xin trong khung thời gian mà nhà sản xuất kiến nghị, vứt bỏ các vỏ chứa đã nở nắp và vắc xin thừa đúng cách.

3. Đánh giá áp lực mầm bệnh trong khu vực của bạn
Vì vắc xin phải kích thích đáp ứng miễn dịch để bảo vệ cơ thể, nên chúng có thể gây ra stress cho cơ thể gà, điều này có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của đàn gà. Đặc biệt với thời gian nuôi ngắn của gà thịt, việc theo dõi các bệnh có trong khu vực của bạn và các khu vực lân cận là rất quan trọng. Trừ khi từ yêu cầu của cơ quan nhà nước, chỉ tiêm vắc xin cho các bệnh ảnh hưởng đến khu vực của bạn.

4. Xem xét các đặc điểm, chủng/biến thể của các mầm bệnh địa phương
Một số bệnh gây ra bởi nhiều sinh vật khác nhau hoặc các sinh vật có nhiều serotype khác nhau. Việc sử dụng loại vắc xin nào sẽ phụ thuộc vào loại vi sinh vật gây nhiễm vào khu vực của bạn.
Ngoài ra, có một số vi sinh vật đột biến nhanh hơn những vi sinh vật khác. Khi vi sinh vật đột biến trở nên ít giống với di truyền của vi sinh vật ban đầu được sử dụng trong sản xuất vắc xin, vắc xin có thể trở nên kém hiệu quả hoặc không hiệu quả theo thời gian. Cúm gia cầm và Viêm phế quản truyền nhiễm là ví dụ về các bệnh có mức độ đột biến cao.
Sử dụng thử nghiệm phản ứng chuỗi polymerase hoặc các phương pháp xác định serotype khác để xác định các vi sinh vật gây bệnh trong khu vực của bạn và điều chỉnh vắc xin cho phù hợp.

5. Hiểu các đặc điểm của vắc xin
Hai loại vắc xin truyền thống được sử dụng cho gà thịt là vắc xin sống và vắc xin chết.
– Vắc xin sống (bao gồm các vắc xin sống giảm độc lực và vắc xin biến đổi) chứa các vi sinh vật sống ít độc lực tự nhiên hoặc đã bị biến đổi và làm suy yếu trong quá trình sản xuất để có độc lực thấp hơn. Tuy các vắc xin sống cung cấp đáp ứng miễn dịch nhanh và mạnh nhưng chúng có thể gây ra một số triệu chứng bệnh, kể cả ức chế tăng trưởng. Vắc xin sống thích hợp chủng ngừa theo nhóm.
– Vắc xin chết hay vắc xin bất hoạt chứa các vi sinh vật chết. Tuy các vắc xin chết không gây ra bệnh nhưng chúng cung cấp đáp ứng miễn dịch chậm hơn và yếu hơn vắc xin sống, và phải tiêm cho từng con gà do đó tăng chi phí sản xuất.
Tùy thuộc vào từng mầm bệnh mà nên sử dụng một hoặc hai loại vắc xin trên. Nên xem xét ưu và khuyết điểm của từng loại vắc xin để có thể đưa ra quyết định tốt hơn trong việc chủng ngừa cho đàn gà.
Ngoài ra còn có các loại vắc xin khác là vắc xin tiểu đơn vị, vắc xin độc tố và vắc xin tái tổ hợp. Giống như vắc xin sống và vắc xin chết, các loại vắc xin này cũng có các ưu khuyết điểm khác nhau. Vì vậy cần phải nghiên cứu từng loại vắc xin trước khi thêm nó vào chương trình chủng ngừa của bạn.

6. Chủng ngừa cho đàn gà vào thời điểm thích hợp
Vắc xin hoạt động tốt nhất khi được tiêm trước thời điểm bệnh, giúp đàn gà có sự chuẩn bị tốt khi bị nhiễm bệnh. Khi gà đã bị nhiễm bệnh, việc tiêm vắc xin có thể sẽ gây bất lợi, vì gây thêm stress cho gà và ức chế tăng trưởng. Đối với các bệnh nhiễm sớm trên gà con, việc sử dụng vắc xin cho trứng hoặc gà lúc mới nở nên được xem xét. Đối với vắc xin bị ảnh hưởng bởi kháng thể mẹ truyền, việc chủng ngừa vắc xin nên đợi đến khi gà được khoảng 10-18 ngày tuổi tùy thuộc vào bệnh bạn đang chủng ngừa. Không tiêm phòng cho gà đã biểu hiện các triệu chứng bệnh.

7. Tối ưu phương pháp chủng ngừa
Có một số loại vắc xin yêu cầu tiêm trứng hoặc tiêm lúc nở: 
Tiêm trứng (In-ovo): là phương pháp mà các vắc xin được tiêm vào phôi vào lúc khoảng 18-19 ngày ấp, khi trứng được chuyển từ máy ấp sang máy nở. Có thể kiểm soát nguy cơ nhiễm khuẩn phôi bằng cách: sử dụng hệ thống hai kim tiêm hoặc hệ thống khử trùng kim thích hợp, tập huấn nhân viên đúng cách, duy trì môi trường vô trùng trong khu vực tiêm và tự động hóa quy trình khi có thể. Ưu điểm của phương pháp tiêm trứng là: xử lý gà ít hơn, bảo vệ gà khỏi nhiễm trùng sớm và tăng độ đồng đều trong việc chủng ngừa vắc xin. Vắc xin bệnh Marek, bệnh Newcastle và bệnh Gumboro là các vắc xin được chủng qua đường tiêm trứng.

Chủng ngừa gà mới nở: 1 ngày tuổi là thời điểm phù hợp nhất để chủng ngừa cho gà thịt vì việc tiêm chủng xảy ra khi gà đang được chuyển từ trại giống sang các chuồng để chuyển đến trại nuôi gà thịt. Gà được tiêm dưới da, thường ở phía sau cổ. Cần tập huấn nhân viên để tiêm dưới da gà thay vì chỉ tiêm vào lông.

Đối với các vắc xin chủng theo nhóm thì sử dụng các phương pháp sau: 
Phun vắc xin tại trại giống: gà được phun vắc xin trong lồng cho việc chuyển đi. Sử dụng phương pháp này đối với các vắc xin chủng ngừa theo nhóm mà cần áp dụng sớm.

Phun vắc xin tại trại nuôi thịt: Áp dụng cho gà lớn hơn, vắc xin được phun vào gà hoặc phun vào không khí phía trên gà. Gà sẽ hít hoặc nuốt vắc xin. Để tránh gây stress cho gà trong quá trình phun vắc xin, nhân viên hoặc thiết bị được dùng để phun nên thường xuyên di chuyển qua lại chuồng nuôi để gà thích nghi với sự hiện diện của họ. Để đảm bảo chủng ngừa đồng đều nên phun toàn bộ chuồng nuôi theo mô hình chồng chéo.

Chủng vắc xin qua đường nước uống: Tuy phương pháp này ít gây stress cho gà nhất nhưng sự đồng đều của việc chủng ngừa chỉ xảy ra khi toàn bộ gà đều uống nước trong suốt quá trình chủng ngừa. Chất sát trùng và các hóa chất như Clo sẽ làm bất hoạt vắc xin sống, và chúng phải được loại bỏ khỏi nguồn nước trước và trong khi chủng ngừa vắc xin.

Mặc dù không có chiến lược vắc xin nào là hoàn hảo, nhưng hãy xem xét các nguyên tắc trên để cải thiện hiệu quả chủng ngừa vắc xin.

Nguồn: Tạp chí Gia cầm Quốc tế số tháng 3

Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu

Địa chỉ kho: số 3, đường Tân Xuân 6, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM

Hotline: 0972502979

Gmail: thietbichannuoibo@gmail.com

Website: https://thietbichannuoibo.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/chuyennghiepchannuoibo

0972.502.979