Chat hỗ trợ
Zalo

   

Nhận biết thỏ bị ghẻ và biện pháp phòng trị

4 (1)
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Bệnh ghẻ ít biểu hiện ở thỏ con theo mẹ và thỏ 1 – 2 tháng tuổi. Tuy nhiên ở thỏ từ 2 tháng tuổi trở đi tỷ lệ mắc bệnh rất cao.

Nguyên nhân

Bệnh thường xảy ra khi điều kiện chăn nuôi vệ sinh kém.

Bệnh ghẻ ít biểu hiện ở thỏ con theo mẹ và thỏ 1 – 2 tháng tuổi. Tuy nhiên ở thỏ từ 2 tháng tuổi trở đi tỷ lệ mắc bệnh rất cao.

Biểu hiện

Triệu chứng và Cách điều trị bênh ghẻ ở thỏ - Pet Đan Phượng

– Có 3 vùng da thường bị ghẻ:

Ở tai: Thỏ bị ghẻ ở tai sẽ làm thỏ bị đau, khiến tai bị cụp. Ban đầu bệnh bị nhẹ, thỏ bị cụp 1 bên tai. Khi bệnh nặng dần lên, cả 2 tai sẽ bị cụp. Phía trong lỗ tai xuất hiện lớp vảy sừng màu đen lấp kín lỗ tai.

Ở chân, mũi: Thỏ bị rụng lông ở ngón chân, kẽ chân và ở mũi. Thỏ có biểu hiện bị ngứa, gãi đạp, dụi mũi liên tục vào lồng nuôi. Thỏ bị ghẻ rất hay cắn chân mình.

– Ngoài ra, ghẻ có thể ký sinh nhiều nơi ở phần da thỏ, có thể ở mặt ngoài da, bên trong và cả phần dưới da.

– Thỏ ngứa, lấy 2 chân trước cào vuốt tai, cho vào mồm cắn, lắc đầu, dụi đầu vào thành lồng hoặc đồ vật xung quanh, 2 chân trước cào nơi bị ngứa.

– Ở các điểm ghẻ lúc đầu thấy rụng lông, sau đó thấy các vẩy rộp trắng xám, dầy cộp dần lên và khô cứng lại. Nhiều khi ở dưới vẩy ghẻ có mủ do nhiễm trùng gây viêm da.

– Cơ thể bị nhiễm độc do ghẻ tiết ra, mất máu, thỏ không yên tĩnh, mất ngủ, kém ăn, gầy dần và chết.

Ðiều trị

– Nên cách ly thỏ mới chớm bệnh nuôi riêng để chữa trị.

– Dùng khăn thấm nước ấm có pha muối thoa lên các nơi có vẩy ghẻ để làm mềm các vẩy này, sau đó dùng bàn chải đánh bong hết vẩy, để ráo nước, rồi bôi thuốc:

+ Bôi dung dịch DEP, sau đó bôi mỡ kẽm Oxyd vào chỗ da ghẻ, mỗi ngày bôi 1 lần hoặc cách một ngày bôi 1 lần. Bôi liên tục 3 – 5 ngày.

+ Sau đó sử dụng thuốc Mectin 0,25%, liều 1 ml/12 kg thể trọng. Mỗi tuần chích 1 liều, thực hiện trong 3 tuần; Hoặc Ivermectin 0,1%, liều 1 ml/2,5 – 3 kg thể trọng. Mỗi tuần chích 1 liều, thực hiện trong 3 tuần.

+ Trong trường hợp bị nhiễm trùng da thứ phát cần kết hợp tiêm một trong các kháng sinh sau: Hamogen, liều 1 ml/7 kg thể trọng. Mỗi ngày một lần, dùng 3 – 5 ngày.

+ Dùng thuốc bổ trợ sức, trợ lực: Bio-metasal, Han-tophan, Multivit-Forte…

+ Cho uống thuốc giải độc gan, thận: Han-sobitl hoặc Phosretic, uống trong 7 ngày.

+ Bổ sung Vitamin ADE, Vitamin B – Complex, khoáng chất premix và kẽm cho ăn 1 tháng.

Phòng bệnh

Chuồng nuôi phải khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát, mật độ nuôi vừa phải. Thường xuyên quét dọn, gom và xử lý phân, nước tiểu của thỏ và các loại rác khác hàng ngày, đồng thời áp dụng biện pháp phun thuốc sát trùng.

Khi mua thỏ giống, thỏ thịt bên ngoài về đều phải nuôi cách ly với đàn cũ ít nhất 20 ngày, trong thời gian này chỉ cho nhập đàn nếu kiểm tra không có ghẻ, ngược lại nếu phát hiện có ghẻ thì cần tiếp tục cách ly điều trị dứt điểm rồi mới cho nhập đàn.

Với thỏ đực và thỏ cái nuôi sinh sản cần định kỳ mỗi tháng 1 lần chải lông bằng bàn chải mềm thấm dung dịch hỗn hợp 10 phần cồn 700 với 1 phần bột magiê (Mg), kết hợp cắt ngắn móng chân và răng thỏ. Có thể sử dụng thuốc Ivermectin 0,1% để phòng bệnh ghẻ với liều phòng bằng 1/2 liều điều trị, cách 3 tháng tiêm lặp lại.

Thường xuyên kiểm tra lông, da thỏ, nhất là những bầy, cá thể từng bị ghẻ. Nếu phát hiện thỏ bị ghẻ cần sớm chuyển nuôi riêng, cách ly và điều trị kịp thời những con có biểu hiện bệnh.

Nguồn: nguoichannuoi.vn

Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu

Địa chỉ kho: số 3, đường Tân Xuân 6, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM

Hotline: 0972502979

Gmail: thietbichannuoibo@gmail.com

Website: https://thietbichannuoibo.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/chuyennghiepchannuoibo

0972.502.979