Chat hỗ trợ
Zalo

   

Đột tử do xoắn ruột – dạ dày ở lợn

Đột Tử Do Xoắn Ruột – Dạ Dày ở Lợn_ Công Ty Á Châu_ 0972502979
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Trong chăn nuôi lợn công nghiệp đột tử là hiện tượng không phải hiếm thấy trong đàn lợn sinh trưởng và đàn nái sinh sản hiện nay. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là do sự xoay chuyển làm thắt một phần hay toàn bộ ruột treo trong khoang bụng gia súc. Khi ruột bị xoắn lại các mạch máu dẫn đến phần khác của ruột sẽ bị ngưng lại, gây hoại tử ruột dẫn đến tử vong một cách nhanh chóng.

Các ca bênh có thể xây ra không thường xuyên hoặc có khi bùng phát ra như dịch bệnh. Đối với gia súc trưởng thành, nếu thường xuyên nhạy cảm với bệnh xoắn ruột thì nhiều khả năng xẩy ra co giãn và xoắn dạ dày và cũng gây nhiều trường hợp đột tử trong đàn nhiều hơn.

HỘI CHỨNG XOẮN RUỘT

Chuẩn đoán

Trong thực tế, phần lớn tất cả các trường hợp xẩy ra lợn đều đã chết. Hiện tượng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, và thường xuyên nhất trong sinh trưởng lớn hơn. Ở các trường hợp điển hình bụng sẽ chướng phình to và kèm theo trực tràng cũng nhú ra. Ngay sau đó, vùng bụng phình to này sẽ nhanh chóng đổi màu và phân hủy. Toàn bộ thân thịt trở nên trắng nhạt. Cần phải mổ khám nghiệm lâm sàng để chuẩn đón bệnh tốt hơn.

Có thể thấy rõ các khúc quanh co của đường ruột bị căng phồng đầy khí, có màu tím đậm và chứa đầy máu lõang khi mổ khám (Hình 1).

Hình1: Xoắn ruột điển hình
Hình 2: và manh tràng xoắn theo hướng ngược lại.
Hình 3: Nái khô chửa nuôi nhốt thường găp vấn đề với giãn và xoắn ruột dạ dày.

Khi mổ khám có thể thấy thành ruột phồng lên rất mỏng (Phân biệt với bệnh u tuyến dịch ruột cấp tính và bệnh tăng sinh xuất huyết đường ruột) và có nhiều máu loãng tích tụ chứa trong khoang bụng. Tùy thuộc vào mức độ xoắn ruột, có thể sờ thấy nút thắt hoặc thậm chí có thể nhìn thấy chúng giữa các mô treo ruột bình thường. Hiện tượng xoắn hoàn toàn 360°, bộ ruột có thể xẩy ra dù rất hiếm, nhưng thường thấy rõ ràng nhất là một phần của ruột và manh tràng không hướng về phía xương chậu và hậu môn mà là quay theo hướng ngược lại về phía đầu (Hình 2).

Có trường hợp lợn được phát hiện trước khi chết, có màu nhợt nhạt, cảm giác buồn buồn, ít hoạt động, và đôi khi có dấu hiệu của cơn đau rất dữ. Lợn bệnh có xu hướng nằm úp dựa trên xương ức với một bên lưng cong gù (Hình 4) hay nghiến răng do cảm giác đau. Một khi các mô ruột đã chết do hoại tử bên trong, cơn đau sẽ qua đi và lợn sẽ chết một cách thầm lặng.

Hình 5: Gan chín sẫm màu sô cô la

Nguyên nhân

Hiện tượng xoắn ruột do quá trình ruột đầy hơi, chuyển động từ từ làm ruột thòng xuống khoang bụng, khi gia súc vận động thình lình sẽ tạo điều kiện cho ruột xoay vòng và gây ra hiện tượng xoắn thắt. Như vậy, nguyên nhân cơ bản của xoắn ruột là yếu tố làm cho phát triển khí trong ruột.

Các yếu tố đó là:

1) Ăn quá nhiều, đặc biệt ở các giống, dòng lợn cao sản, tăng trọng nhanh.

2) Ăn thức ăn ẩm ướt dễ lên men vào tiết lạnh.

3) Cho ăn thất thường, không đúng bữa hoặc lượng cám lúc có lúc không, do máng tự động cung cấp thức ăn đôi khi bị kẹt.

4) Chế độ ăn có mật độ dinh dưỡng cao hoặc chế độ ăn có mức độ quá cao của một nguyên liệu nào đó trong khẩu phần, ví dụ để khích lệ tăng trưởng nhanh người ta tăng cao lượng protein bằng cách tăng lượng đậu nành trong khẩu phần.

5) Viêm đại tràng – Đây là điều kiện để vi khuẩn trong phần sau ruột già phát triển và làm nhanh quá trình lên men và sinh khí tạo nên xoắn ruột tức thì.

Đôi khi mổ khám không phát hiện được lợn có các nút thắt xoắn ruột, tuy nhiên hướng nằm của manh tràng quay về phía đầu có thể khẳng định lợn bị xoắn ruột.

Chẩn đoán phân biệt

Một loạt các nguyên nhân không rõ khác gây chướng ruột như thận suy, gan suy, bệnh tim hoặc khối u vùng bụng có thể dễ dàng phát hiện mổ khám. Trong hầu hết các trường hợp trên đều có thời gian biểu hiện bệnh và cơ thể gầy yếu nên dễ phân biệt với chướng bụng cấp tính do xoắn ruột. Nguyên nhân phổ biến nhất của chướng bụng ở lợn sinh trưởng là do hẹp trực tràng, cản trở sự di chuyển của phân tới hậu môn làm cho ruột già phồng sưng lên. Lợn như vậy sẽ dần dần gầy yếu, lông xù xì chán ăn, ít vận động, da đặc biệt trở nên vàng do chất tiết dịch mật.

Khi mổ khám nghiệm tránh nhầm lẫn các bệnh cấp tính như PIA (Porcine Intestinal Adenomatosus: Bênh u tuyến dịch ruột) hay bệnh PHE (Proliferative Haemorrhagic Enteropathy: tăng sinh xuất huyết đường ruột hoặc viêm hồi tràng xuất huyết đầy ruột non) và loét dạ dày cấp tính với nhiều máu vón cục đầy ruột tạo thành các đoạn dây.

Kiểm soát hội chứng xoắn ruột

Tập trung vào điều chỉnh lượng thức ăn, chế độ nuôi dưỡng và kiểm soát các bệnh đường tiêu hóa. Thực tế cho thấy, các trường hợp này thường phổ biến nhiều hơn trong các quần thể lợn ăn nhiều thức ăn và tăng trưởng cao, và bệnh có thể xẩy ra nhiều trong khi bề ngoài lợn vẫn khỏe mạnh và ăn uống bình thường. Có thể có một số ảnh hưởng của giống đến sự hiện tượng xoắn ruột nhưng không có một loại giống nào có khả năng miễn dịch với bệnh này.

Theo kinh nghiệm của một số trang trại, bệnh xoắn ruột đã được khắc phục bằng cách thay thế một số thành phần dinh dưỡng quan trọng đặc biệt là các nguồn protein.

Bảo đảm cung cấp thức ăn cho lợn đồng đều như nhau và thức ăn đảm bảo vệ sinh tốt nhất. Đồng thời nếu cho ăn ướt thì hệ thống và máng ăn phải vệ sinh sạch sẽ để giảm thiểu nguy cơ nhiễm nấm và quá trình lên ​​men trong đường ruột. Ngoài ra cần phải kiểm soát các bệnh đường ruột khác như điều kiện tiên quyết để giảm quá trình lên men và bệnh xoắn ruột thứ cấp. Đôi khi mycotoxin cũng có thể gây bệnh xoắn ruột do một số chất lên kết với độc tố có trong thành phần thức ăn cho lợn.

Nguồn: Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ

Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu

Địa chỉ kho: số 3, đường Tân Xuân 6, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM

Hotline: 0972502979

Gmail: thietbichannuoibo@gmail.com

Website: https://thietbichannuoibo.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/chuyennghiepchannuoibo

0972.502.979