Bột tảo phế phẩm được chứng minh là thức ăn gia súc tuyệt vời cho bò thịt đang phát triển. Tảo là sinh vật thích nghi với môi trường đến nỗi chúng phát triển mạnh ở vùng đất hoang, nước thải và các vùng nước mặn. Chúng có thể mọc dày đặc, trong bóng tối và khi có sự hiện diện của nồng độ cao nitơ và phốt phát.
Khai thác sức mạnh thích nghi của tảo là một lĩnh vực nghiên cứu tương đối mới. Các kỹ sư trên khắp nước Mỹ đã phát triển năng lượng sinh học từ tảo, các chất phụ gia thực phẩm và các sản phẩm chăm sóc da. Các nhà khoa học chăn nuôi thì nhìn thấy tiềm năng của vi tảo ở dạng thức ăn chăn nuôi bền vững, năng lượng cao cũng như bổ sung protein.
Vi tảo khô phế phẩm có thể trộn với thức ăn chăn nuôi khác để tạo ra một thức ăn cho gia súc nhai lại.
Ảnh: Solazyme
Solazyme là một công ty mà chuyển đổi tảo thành các sản phẩm như nhiên liệu sinh học, mỹ phẩm và dầu ăn. Họ biến đổi tảo dị dưỡng – thường sản xuất ra từ 5-10% dầu – để nó có thể sản xuất ra 80% dầu. Các sinh vật này được trồng và chế biến trong môi trường kiểm soát chặt chẽ. Dầu sau đó được thu hoạch và được tích hợp vào nhiều loại sản phẩm khác nhau. Công ty này đã cùng hợp tác với tiến sĩ Stephanie Hansen, phó giáo sư trường đại học Bang Iowa và các đồng nghiệp của bà để đánh giá giá trị của phần còn lại của tảo, đó chính là thành tế bào khô – mà nếu không được sử dụng sẽ bị đốt cháy ở dạng chất thải.
“Chúng tôi đã xem xét phân tích dinh dưỡng của hỗn hợp tảo khử dầu và vỏ đậu nành,” Hansen cho biết. “Mọi người đều cho rằng đây có thể là một loại thức ăn tuyệt vời cho gia súc nhai lại.”
Tuy các nghiên cứu trước đây đã nghiên cứu việc bổ sung tảo tinh khiết để làm nguồn protein hoặc axit docosahexaenoic (DHA), nhưng nghiên cứu hiện nay là nghiện cứu đầu tiên pha trộn bột tảo độc đáo này. Thức ăn gia súc này (với 57% vi tảo) có hàm lượng chất béo nhiều hơn một chút so với ngô, cùng lượng protein và không chứa DHA.
Một thí nghiệm sơ bộ đã kiểm tra khả năng tiêu hóa vật chất khô của bột tảo này so với cỏ khô và vỏ đậu nành. Ba thí nghiệm khác cũng được thực hiện, trong đó một thí nghiệm xác định xem gia súc có sẵn sàng ăn bột tảo hay không, một thí nghiệm xác định ảnh hưởng của sự biến mất của vật chất khô trong bột tảo và các thức ăn gia súc khác và thí nghiệm còn lại xác định sự tăng trưởng và sự hấp thu vật chất khô của bê được cho ăn bột tảo.
Bốn chế độ ăn được sử dụng cho bê vỗ béo, gồm 1 chế độ ăn bằng ngô để đối chứng (gọi tắt là CON), và 3 chế độ ăn còn lại có chứa bột tảo với tỷ lệ tương ứng là 15%, 30% và 45% ( gọi tắt là ALG15, ALG30 và ALG45).
Thử nghiệm đã mang lại nhiều thông tin mới, đáng chú ý gồm:
– Bò sẵn sàng ăn bột tảo ở nhiều hàm lượng khác nhau mà không cần phân loại.
– Hấp thu vật chất khô cùng với hàm lượng bột tảo tăng trong chế độ ăn.
– Bò đang phát triển ở điểm giữa và điểm cuối không bị ảnh hưởng bởi bột tảo.
Hansen cho biết dữ liệu ban đầu này cho thấy một tương lai đầy hứa hẹn cho bột tảo.
“Chúng tôi hiện đang chờ FDA chấp thuận cho sản phẩm,” Hansen cho biết. “Hy vọng rằng vào năm 2016, người chăn nuôi sẽ có thể bắt đầu tích hợp nó vào khẩu phần, đặc biệt là nếu họ có thể mua nó với giá hợp lý.”
Nhóm nghiên cứu đang cùng hợp tác với Solazyme để xác định giá trị tài chính của bột tảo. Hansen hy vọng rằng, thức ăn gia súc có năng lượng cao này sẽ có giá cạnh tranh với ngô.
Tuy hầu hết các sáng kiến nghiên cứu vẫn còn đang trong giai đoạn thử nghiệm, nhưng nghiên cứu tiếp tục về vi tảo có nghĩa là sẽ có thể sản xuất thương mại các sản phẩm tảo trong tương lai gần. Hansen cùng các đồng nghiệp gần đây đã hoàn thành hai dự án về sự tiêu hóa ở cừu với bột tảo được thay thế trực tiếp cho vỏ đậu nành và ngô.
Nguồn: Sở KH&CN Đồng Nai
Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu
Địa chỉ kho: số 3, đường Tân Xuân 6, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM
Hotline: 0972502979
Gmail: thietbichannuoibo@gmail.com
Website: https://thietbichannuoibo.vn/