Trong mắt hầu hết mọi người, vịt vô cùng đáng yêu, đặc biệt là vịt con. Tuy nhiên, 9 sự thật sau sẽ hé lộ những điều vô cùng ngạc nhiên về hành vi và cách chúng đã tiến hóa.
Mục lục
Cảnh giác cao độ
Bạn hiếm khi nào khiến một con vịt bất ngờ. Chúng luôn luôn ở trạng thái cảnh giác cao. Rất khó để kẻ săn mồi “lén lút” đằng sau vịt trưởng thành. Những người thợ săn kháo nhau phải cực kì bất động khi đang ngắm bắn vịt.
Người ta chứng minh rằng vài loài vịt ngủ với một mắt mở. Nếu ngủ theo bầy, có loài sẽ ngủ theo hàng dài. Con phía cuối sẽ giữ nhiệm vụ canh gác mối nguy hiểm.
Một nghiên cứu vào năm 1999 cho thấy thói quen ngủ ở vịt rất thú vị. Khi ngủ với một bên mắt, chỉ một bán cầu não vịt là nghỉ ngơi, nửa kia vẫn thức. Chúng có khả năng điều khiển bán cầu não.
Giảm máu xuống màng chân
Vịt là loài chim kì lạ. Chúng đã tiến hóa cơ thể để chống chọi với môi trường khắc nghiệt như lạnh giá và thích nghi thói quen ở dưới nước.
Ai cũng biết chân vịt có màng bơi, nhưng bạn đã biết chúng dễ dàng khống chế lượng máu lưu thông xuống chân? Khi nhiệt độ giảm, máu sẽ ít chảy xuống hai chi bơi. Vì vậy, chúng không gặp khó chịu khi bơi trong nước hồ lạnh giá.
Chân vịt cũng thay đổi màu sắc khi vào mùa sinh sản. Tương tự như khỉ đầu chó ở châu Phi, chân một số loài vịt sẽ ửng sang màu đỏ sáng để sẵn sàng cặp đôi. Cả chân vịt trống và mái sẽ ở trạng thái màu như vậy cho đến mùa hè, lúc chúng chuyển lại về màu sắc nhợt nhạt nhằm dễ hòa vào môi trường xung quanh.
Đôi mắt kì diệu
Vịt sở hữu thị giác tốt hơn chó, bạn tin không? Chúng có thể nhìn ra màu sắc, và nhờ vào vị trí mắt hai bên, góc nhìn của vịt gần như đạt tới 360 độ.
Vịt nhìn tốt hơn con người gấp 2 đến 3 lần. Mặc dù chúng chưa nhìn tốt vào ban đêm, mắt vịt chứa những tế bào hình nón mà con người không có, và giúp vịt nhìn thấy tia UV.
Chúng còn được tự nhiên ban tặng mí mắt thứ ba. Tất cả loài chim đều sở hữu 3 mí mắt. Ở vịt, đây là một lớp “màng nhầy” đóng vai trò như kính bơi nhằm cải thiện tầm nhìn lúc vịt ở dưới nước.
Nuốt vàng vào bụng
Vịt thường nhặt các viên đá sắt nhọn, sau đó nuốt vào. Chúng sẽ đi theo thực quản vào đến một chiếc dạ dày thứ hai trong bụng, gọi là mề (hầu hết chim đều có mề).
Tại sao vịt nuốt đá và sỏi? Trả lời: để nghiền xương từ những con cá mà chúng nuốt trọn. Thuật ngữ dùng trong trường hợp này là sỏi dạ dày.
Nhưng khi những viên đá không còn đủ sắc nữa, vịt ta sẽ nhổ ra ngoài và thay viên mới vào. Nếu may mắn, bạn sẽ nhặt được vài viên đá tròn đẹp đã từng “cư ngụ” trong mề vịt.
Thỉnh thoảng, vịt không chỉ nuốt đá thông thường. Trong nhiều trường hợp, người đào vàng đã thực sự tìm thấy vàng trong mề vịt hoặc một số loài chim khác.
Thậm chí họ theo sau các chú vịt đến nơi chúng nhặt sỏi nhằm tìm vị trí nguồn vàng. Vào thời điểm cơn sốt tìm vàng diễn ra, họ còn nhặt phân vịt và chim với hi vọng tìm ra vàng.
Làm vịt con thì chẳng sung sướng gì
Trong tự nhiên, tỷ lệ những chú vịt con dễ thương sống đến tuổi trưởng thành không hề cao: chỉ 60 phần trăm. Rất nhiều mối nguy hiểm đe dọa chúng.
Đầu tiên phải kể đến thời tiết khắc nghiệt. Giá lạnh góp phần tiêu diệt một số lượng lớn vịt con. Ngoài ra mất môi trường sống cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của chúng. Những kết cấu bê tông vô giác của các thành phố do con người xây lên không thể bảo vệ vịt con tốt như môi trường sống thiên nhiên.
Tiếp đó, vịt con là mồi ngon cho các loài ăn thịt khác nhau. Cá to, rùa dễ dàng nuốt chửng chúng từ bên dưới mặt nước. Nguy hiểm từ trên bầu trời gồm chim săn mồi như đại bàng, cò, bồ nông…
Vịt con hoàn toàn dễ bị tấn công cho đến lúc chúng đạt tuổi trưởng thành (50-70 ngày tuổi) và hoàn thiện khả năng bay.
Nguy cơ nhiễm bệnh từ phân vịt
Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa bệnh tại Mỹ cảnh báo phân vịt có khả năng gây bệnh đến con người, như nhiễm khuẩn E.Coli hoặc nhiễm khuẩn Salmonella. Kết quả bạn sẽ bị tiêu chảy và nôn mửa, nếu không vệ sinh sạch sẽ sau khi tiếp xúc với vịt (lẽ dĩ nhiên).
Phân vịt được biết có thể mang đến 60 mầm bệnh. Histoplasmosis là loại bệnh đường hô hấp lây lan bởi một loài nấm mọc trên phân vịt khô gây nguy cơ gây tử vong. Hãy cẩn thận khi hoạt động hoặc sinh sống gần nơi nhiều phân vịt.
Cơ quan sinh sản rợn người của vịt trống
Dương vật vịt mang hình dáng như… đồ mở nắp bình rượu, được giữ ở một chiếc túi bên dưới bụng, và khi dương vật đạt trạng thái cương cứng sẽ dài đến 20 centimet, gần 1 phần 4 chiều dài của chú vịt.
Điều đáng nói ở đây là khoảng 97 phần trăm số loài chim đã được ghi nhận trên thế giới… không sở hữu dương vật và vịt không nằm trong số đó.
Tệ hơn nữa, trên dương vật một số loài vịt trống mang nhiều gai nhọn mọc ngược hướng vào trong. Tác dụng của gai nhằm giữ chặt dương vật trong cơ thể của vịt mái. Bạn đã rợn người chưa?
Vịt mái cũng không “vừa”
Vịt mái đã tiến hóa như thế nào để chống lại “vũ khí” của vịt trống? Hóa ra vòi trứng của vịt mái mang cấu tạo phức tạp với nhiều “ngõ cụt” hoặc “lối vào giả” để đối phó. Dương vật vịt xoắn theo chiều kim đồng hồ, và vòi trứng vịt mái có hình xoắn ốc ngược chiều kim đồng hồ.
Loài vịt được ghi nhận có thực hiện hành vi cưỡng bức. Kinh khủng hơn, cưỡng bức tập thể cũng là một hành vi thường thấy ở vịt.
Do đó, cấu tạo âm hộ vịt mái dường như được thiết kế nhằm loại bỏ những trường hợp mà chúng không thích. May mắn thay, chỉ 3 phần trăm trên tổng số lần kết đôi thì vịt mái mới hoàn toàn thụ tinh.
Bạo lực
Nếu bạn từng sống gần các loài vịt tự nhiên, hẳn bạn đã chứng kiến cảnh bạo lực giữa vịt và chính đồng loại. Mùa kết đôi là khoảng thời gian nguy hiểm, đặc biệt với vịt mái – như đã nhắc đến ở trên.
Vịt trống cố gắng dìm đối thủ chết chìm
Chúng sẵn sàng dìm chết đối thủ khi kết đôi hoặc tranh giành bạn tình. Nhiều vịt mái đã phải mất lông phía sau lưng do những vết cắn bạo lực từ vịt trống, nếu xui xẻo, chúng còn bị tổn thương mắt.
Nguồn: Báo Tuổi Trẻ
Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu
Địa chỉ kho: số 3, đường Tân Xuân 6, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM
Hotline: 0972502979
Gmail: thietbichannuoibo@gmail.com
Website: https://thietbichannuoibo.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/chuyennghiepchannuoibo