Xi lanh với mỗi người thì không quá xa lạ, dù có hoặc không nuôi vật nuôi. Bởi dụng cụ y tế này cũng được sử dụng trong chăm sóc sức khỏe cho con người. Và để sử dụng dụng cụ y tế này một cách có hiệu quả. Bạn cần phải nắm một số thông tin cơ bản về nó.
Mục lục
Xi lanh được sử dụng để làm gì?
Các sản phẩm chăm sóc sức khỏe dưới dạng dung dịch hòa tan trong nước, trong dầu hoặc là hỗn hợp chuyên biệt để đưa vào cơ thể vì mục đích chữa bệnh, tăng cường sức khỏe hoặc một mục đích nào khác sẽ phải sử dụng đến xi lanh.
Dụng cụ y tế này được sử dụng để chứa hỗn hợp dung dịch và bơm vào bên trong cơ thể qua đường trong da, dưới da, tĩnh mạch, bắp thịt, ống sống, các khoang thanh mạch,… Việc đưa các sản phẩm chăm sóc sức khỏe vào cơ thể bằng đường tiêm sẽ có tác dụng và hiệu quả nhanh hơn bằng đường uống.
Ngoài mục đích sử dụng để tiêm đưa dung dịch sản phẩm chăm sóc sức khỏe vào bên trong cơ thể. Xi lanh còn được sử dụng cho một số kỹ thuật trong chăn nuôi vật nuôi.
Xi lanh được làm bằng chất liệu gì?
Xi lanh có rất nhiều tên gọi khác nhau. Có người gọi là bơm tiêm, có người gọi là bơm kim tiêm, có người lại gọi là ống tiêm. Về bản chất thì tên gọi đó đều chỉ chung một loại dụng cụ y tế có cấu tạo gồm phần vỏ dài hình trụ, bên ngoài có ghi vạch chia ml và phần ruột ở bên trong có chức năng hút, đưa dung dịch vào bên trong cơ thể.
Trên thị trường hiện tại, xi lanh được sản xuất có nhiều loại với nhiều chất liệu khác nhau. Có 3 chất liệu được sử dụng chủ yếu là thủy tinh, kim loại và loại nhựa. Riêng trong chăm sóc vật nuôi, mọi người hay sử dụng bơm kim tiêm làm bằng kim loại. Chất liệu này so với chất liệu thủy tinh rẻ hơn, song so với chất liệu nhựa lại cao hơn. Nhưng chất liệu kim loại có độ bền cao và dễ dàng sát trùng, vệ sinh.
Cách hút thuốc vào bên trong xi lanh
Trước khi đưa thuốc vào bên trong xi lanh. Bạn kiểm tra và cho hết nước còn đọng lại bên trong ra ngoài. Việc này áp dụng với loại làm bằng chất liệu thủy tinh và kim loại. Sau đó bạn sát khuẩn đầu của ống thuốc bằng cồn 70 độ rồi mới tiến hành bẻ hoặc cưa đầu ống thuốc. Bạn chỉ cưa đầu ống thuốc khi sử dụng, tuyệt đối không cưa sẵn để tránh vi khuẩn xâm nhập.
Sát khuẩn và vệ sinh bơm kim tiêm
Để đảm bảo hiệu quả khi sử dụng xi lanh để đưa các sản phẩm chăm sóc sức khỏe vào bên trong. Bạn cần nắm được cách sát khuẩn và vệ sinh xi lanh. Để thực hiện việc vệ sinh và sát khuẩn, bạn có thể hấp hoặc luộc bơm tiêm.
Phương pháp hấp chỉ sử dụng với xi lanh làm bằng thủy tinh hoặc kim loại. Sau khi hấp và sấy khô, bạn tháo các bộ phận ra rồi sử dụng gạc quấn lại rồi xếp vào hộp. Bạn hấp sấy trong khoảng 20 phút ở nhiệt độ khoảng 120 – 126 độ C. Nếu bạn không sử dụng đến bơm kim tiêm trong vòng 7 ngày. Thì khi sử dụng bạn nên hấp lại.
Đối với phương pháp luộc, bạn cũng tháo các bộ phận ra và đổ ngập nước rồi luộc sôi trong khoảng 20 phút. Bạn nên sử dụng nước lọc để luộc nhằm tránh cặn dính vào xi lanh. Với phương pháp này, sau 3 giờ luộc không sử dụng. Bạn cũng nên luộc lại trước khi dùng.
Xilanh bán tự động và xilanh tự động
Trong thú ý, xi lanh bán tự động và xi lanh tự động được sử dụng khá phổ biến. Mỗi loại sẽ có những ưu/nhược điểm khác nhau. Tùy theo yêu cầu và điều kiện mà mọi người sẽ lựa chọn một loại phù hợp.
Giá của xi lanh bán tự động thường sẽ thấp và phù hợp với túi tiền của mọi người hơn. Mặc dù, tính năng của loại tự động sẽ ưu việt hơn. Song không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng loại bơm kim tiêm tự động được.
Đối với xilanh bán tự động. Đa phần được làm bằng chất liệu không gỉ. Dung tích thường là 30ml. Với loại này, bạn có thể điều chỉnh được liều lượng thuốc ở mỗi lần tiêm thông qua ốc vặn. Với thiết kế của dụng cụ y tế này. Bạn hoàn toàn có điều chỉnh liều lượng theo nhu cầu sử dụng.
Để đảm bảo được hiệu quả và chất lượng xilanh khi sử dụng. Bạn nên tìm hiểu thông tin về sản phẩm trước khi lựa chọn. Tốt nhất, bạn nên mua xi lanh ở một địa điểm có tên tuổi và uy tín trên thị trường. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo được các yêu cầu trong chăm sóc vật nuôi.
Liên hệ với chúng tôi: Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu
Hotline: 0972 50 2979
Pingback: Hướng dẫn cách chăm sóc bò cái - Thiết bị chăn nuôi bò Á Châu
Pingback: Top 4 dụng cụ chăn nuôi bò cần thiết - Thiết bị chăn nuôi bò Á Châu