Chat hỗ trợ
Zalo

   

Gia cầm khó tiêu thụ, người nuôi giảm đàn

Gia Cầm Khó Tiêu Thụ, Người Nuôi Giảm đàn_6139c8fb821ed.jpeg
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

TUYÊN QUANG Tiêu thụ chững lại, người nuôi giảm đàn. Nhiều lứa giống không thể xuất chuồng, chủ trang trại phải để lại nuôi thương phẩm, trong khi diện tích chuồng không đủ điều kiện đáp ứng.

Hộ gia đình anh Phạm Văn Thi, thôn 13, Minh Quang, xã Minh Hương, huyện Hàm yên (Tuyên Quang) là hộ nuôi nhiều vịt nhất ở xã. Hiện nay, toàn trang trại của anh có 4.000 gia cầm, trong đó vịt bầu Minh Hương là hơn 2.500 con.

Trung bình mỗi tháng, anh xuất bán 2 lứa, mỗi lứa 300 đến 400 con vịt bầu Minh Hương. Ngoài các nhà hàng tại Tuyên Quàng, vịt của anh đã đến được các nhà hàng ở Phú Thọ, Hưng Yên. Nhưng năm nay ảnh hưởng Covid-19, vịt khó bán nên việc chăn nuôi của anh cũng gặp khó khăn.

Anh Thi chia sẻ, những năm trước, từ nuôi gia cầm, đặc biệt là vịt bầu Minh Hương đặc sản, anh thu lãi khoảng 300 triệu đồng. Tuy nhiên năm nay, thị trường bị chững lại, nhất là dịp đầu năm một số nhà hàng, quán ăn phải đóng cửa vì dịch nên sức mua chậm.

Hiện nhiều con vịt đã đến lứa được bán nhưng khó tiêu thụ vì dịch, anh phải tiếp tục nuôi. Thế nhưng tuổi lớn của chúng gần như đã chững lại nên càng để lâu càng lỗ bởi tiền cám và công chăm sóc. Với gia đình anh Thi, chăn nuôi năm nay chỉ hòa, nếu có lãi cũng không đáng kể.

Hiện nay, toàn xã Minh Hương có 61.000 con gia cầm, trong đó có 15.000 con giống vịt bầu Minh Hương. So với những giống vật nuôi khác, nuôi vịt bầu Minh Hương đã và đang cho người chăn nuôi hiệu quả kinh tế vượt trội. Tuy nhiên từ đầu năm 2021 đến nay, tổng đàn vịt giảm từ 30.000 con xuống còn 15.000 con.

Ông Triệu Văn Bình, Chủ tịch UBND xã Minh Hương cho biết, sản phẩm vịt bầu Minh Hương của xã đã được công nhận đạt 3 sao OCOP, được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) công nhận nhãn hiệu. Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm khiến tổng đàn giảm mạnh, địa phương đã khuyến cáo người dân chủ động mọi nguồn lực để khi dịch bệnh đi qua, sẵn sàng cho việc khôi phục phát triển tổng đàn, nâng tầm thương hiệu và giá trị kinh tế của giống vật nuôi bản địa đặc sản này.

Chung cảnh ngộ tại huyện Sơn Dương (Tuyên Quang), trang trại chăn nuôi gà sinh sản của anh Trần Văn Phúc ở thôn Hưng Thịnh, xã Tú Thịnh có quy mô 6.000 con. Anh Phúc cho biết trước đây khi chưa có dịch bệnh Covid-19, trung bình mỗi năm, trang trại của anh cung cấp cho thị trường trên 60.000 con giống.

Tuy nhiên kể từ khi dịch bệnh bùng phát, trang trại của anh thực sự gặp khó khăn. Nhiều lứa giống không thể xuất chuồng được, anh phải để lại nuôi thương phẩm trong khi diện tích khu chuồng chăn nuôi không đủ điều kiện đáp ứng.

Gia đình ông Tống Văn Bình, thôn 5, xã Thái Bình, huyện Yên Sơn nuôi 400 con gà giống lai mía. Do áp dụng tốt quy trình kỹ thuật của cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh hướng dẫn nên đàn gà lớn nhanh. Sau 75 ngày nuôi, gà trung bình đạt 1,5 kg/con. Gà nuôi theo hướng an toàn sinh học nên việc tiêu thụ thuận lợi, với giá 65.000 – 70.000 đồng/kg, thế nhưng từ khi có dịch bệnh Covid-19, việc tiêu thụ gà của gia đình ông cũng bị chững lại.

Từ tháng 6/2021, một số nhà hàng quán ăn ở Thành phố Tuyên Quang được cho phép hoạt động trở lại, sức mua của thị trường đã nhích lên. Nhưng nếu chỉ thị trường nội tỉnh thì nhu cầu quá nhỏ so với nguồn cung. Trong khi đó, dịp cuối tháng 7, dịch bệnh tiếp tục bùng phát tại nhiều tỉnh thành khiến việc giao thương đi lại bị thắt chặt, thị trường tiêu thụ hạn chế.

Hiện nay, toàn tỉnh Tuyên Quang có gần 7 triệu con gia cầm. So với cùng kỳ năm 2020, số lượng đàn gia cầm không giảm. Thế nhưng, tại một số trang trại chăn nuôi việc tiêu thụ gia cầm đang gặp khó khăn do tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp, việc ra vào tỉnh các tỉnh được kiểm soát chặt chẽ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0972.502.979