có tên khoa học là là Hermetia Illucens, là loại côn trùng thuộc họ Stratiomyidae, tộc Hermetia, loài H.illucens
ruồi lính đen trưởng thành có màu đen, dài 12–20 mm, hình dạng dễ nhầm lẫn với https://vi.wikipedia.org/wiki/Ong loài ong. Chúng có vòng đời khoảng 45 ngày, bắt đầu từ ấu trùng, nhộng, trưởng thành là ruồi lính đen. Ấu trùng của ruồi đen là loại côn trùng phàm ăn, ấu trùng có hàm lượng dinh dưỡng cao nên được gọi là sâu canxi. Tùy vào nguyên liệu đầu vào mà tỷ lệ protein thô có thể đạt 28-48%, hàm lượng chất béo từ 12-42% và các thành phần khác như canxi, phốt phô … đây là nguồn dinh dưỡng giàu đạm cho vật nuôi nhất là động vật thủy sản. Ấu trùng khô có thể xay ra trộn với các chất dinh dưỡng làm thức ăn thay thế bột cá trong thức ăn chăn nuôi, thủy sản.Thức ăn cho ruồi lính đen chủ yếu để sử dụng trong giai đoạn ấu trùng (sâu canxi) vì sau khi hóa nhộng thành ruồi thì ruồi trưởng thành. Trưởng thành sống khoảng 3-5 ngày dưới bóng mát. Mỗi con cái đẻ khoảng 500-800 trứng rồi chết. Chúng không bay khỏi khu vực nuôi, không có vòi hút nên không ăn, không bám vào thức ăn như các loài ruồi khác nên không mang mầm bệnh. Ruồi lính đen là loại sinh vật đặc biệt dễ nuôi, sinh sản rất nhanh. Chi phí dành cho nuôi ruồi rất thấp, trại nuôi không cần tốn nhiều diện tích và cũng không ảnh hưởng xấu đến môi trường.Ruồi lính đen giúp xử lý rác thải nông nghiệp một cách triệt để đồng thời thải ra lượng hữu cơ và phân bón giàu dinh dưỡng. Ấu trùng tiết ra emzim giúp tiêu hủy chất hữu cơ động vật, hữu cơ thực vật và phân hữu cơ vì loại enzim này có khả năng phân hủy được cả xenlulo và protein. Ruồi lính đen đã được nhiều nước trên thế giới sử dụng để xử lý rác thải hữu cơ rất hiệu quả.Lợi ích của ruồi lính trong nông nghiệpRuồi lính đen mang lại lợi ích cả cho cây trồng và vật nuôi, chúng có thể làm thức ăn cho nhiều loại động vật khác nhau, từ gia cầm, gia súc đến thủy sản.- Làm phân bón cho cây trồng: Sâu canxi giúp phân hủy rác thải hữu cơ thành phân hữu cơ chất lượng cao, giàu dinh dưỡng góp phần giảm lượng chất thải ra môi trường tự nhiên. Các chất thải của ấu trùng ruồi lính đen cũng là nguồn phân bón rất tốt cho cây trồng giúp giảm chi phí đầu tư chăm sóc cây trồng. – Thức ăn cho chim yến: Nhiều nhà nuôi yến sử dụng kén ruồi lính đen để làm thức ăn cho yến. Đây được xem là giải pháp thay thế nguồn thức ăn tự nhiên của yến đang ngày càng ít đi. Đặc biệt, vào những mùa khan hiếm thức ăn thì nuôi ruồi lính đen giúp chủ động được nguồn thức ăn cho yến trong mọi hoàn cảnh thời tiết. – Thức ăn cho thủy sản: Dùng sâu canxi để làm thức ăn thay thế cho các loại cám có chứa bột cá giúp giảm chi phí rất lớn trong chăn nuôi. – Thức ăn cho gia cầm: Sâu canxi là nguồn thức ăn dinh dưỡng cho gia cầm, giúp sản phẩm đạt chất lượng, an toàn cho sức khỏe con người. Nhất là khi kết hợp nuôi gà thả vườn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.Hiệu quả của mô hình nuôi ruồi lính đenAnh Trình Huy Hoàng ở thôn 10, xã Đức Liễu, huyện Bù Đăng là một thành viên của Tổ nghề cá xã Đức Liễu, huyện Bù Đăng, hiện gia đình anh đang nuôi 50.000 con cá lăng nha trên lòng hồ Thác Mơ. Chi phí để nuôi cá rất tốn kém, trung bình mỗi ngày phải cho ăn 02 bao cám trị giá khoảng 700.000đ, do đó anh Hoàng rất muốn tìm được nguồn thức ăn bổ sung cho đàn cá để giảm được chi phí đầu tư.Thông qua các kênh thông tin trên internet, anh Hoàng đã biết đến loài ruồi lính đen . Tháng 05/2020 anh đã mạnh dạn mua 100g trứng ruồi lính đen về ấp thử (khi đó trứng ruồi có giá bán trên thị trường là 15.000.000đ/kg). Sau một thời gian nuôi nhận thấy chúng phù hợp với điều kiện khí hậu tại địa phương, từ 100g trứng có thể ấp nở ra 300kg sâu canxi. Thức ăn cho sâu canxi rất đơn giản là các phế phụ phẩm nông nghiệp như trái cây hư hỏng, thức ăn thừa, cám gạo, bã đậu … các loại thức ăn này rất dễ kiếm. Nuôi ruồi lính đen thuận lợi, anh đã mạnh dạn vay vốn của Hội nông dân xã số tiền 10 triệu đồng để đầu tư 150m2 nhà lưới để nuôi và nhân đàn. /uploads/ttdvnn/2021_03/new-picture-1.pngChuồng nuôi ruồi lính đen được anh phân chia thành các khu vực theo từng giai đoạn sinh trưởng của ruồi bao gồm: Khu nuôi ruồi đẻ được quây lưới riêng, khu ấp trứng và nuôi ấu trùng tuổi nhỏ, khu nuôi ấu trùng tuổi lớn và nhộng. Do thức ăn của chúng là các loại thức ăn dư thừa của gia đình và phế phẩm nông nghiệp như rau củ quả hư hỏng nên để lâu sẽ có mùi hôi. Do đó để hạn chế mùi hôi của khu vực nuôi anh dùng thêm các loại chế phẩm men vi sinh để khử mùi.Đến nay, gia đình anh đã nuôi thành công ruồi lính đen và có nguồn thức ăn bổ sung đều đặn cho đàn cá nuôi. Trung bình mỗi ngày anh cho cá ăn bổ sung sâu canxi nên giảm được lượng cám xuống còn 400.000đ/ngày (tiết kiệm được 300.000đ/ngày). Ngoài ra anh còn bán sâu canxi cho khách hàng có nhu cầu với giá 15.000đ/kg, trứng ruồi anh bán với giá 5.000.000đ/kg. So với chi phí để sản xuất ra 01kg sâu canxi (chỉ 5.000đ/kg) thì mô hình đã mang lại hiệu quả đáng kể.Ngoài nuôi cá, anh còn sử dụng sâu canxi cho đàn gà của gia đình ăn thêm. Chất thải của ấu trùng được anh thu gom bón cho cây trồng. Hiện anh đang trồng 2 sào đu đủ để tận dụng nguồn phân bón từ việc nuôi ruồi. Theo ông Đinh Văn Hoằng – Chủ tịch Hội nông dân xã Đức Liễu, huyện Bù Đăng: “Nông dân trong xã đã biết nắm bắt cơ hội, năng động tìm tòi học hỏi những cái mới để phát triển kinh tế, không chỉ bó hẹp với các loại cây trồng, vật nuôi sẵn có ở địa phương. Bà con có thể tham khảo mô hình để tự sản xuất thức ăn phục vụ chăn nuôi của gia đình”.Hiện nay việc sử dụng côn trùng trong chăn nuôi đang là một xu hướng trên thế giới. Xử lý rác thải hữu cơ là các phụ phẩm nông nghiệp thân thiện với môi trường bằng ruồi lính đen là một giải pháp đa lợi ích. Không những xử lý được trác thải hữu cơ thành phân bón cho cây trồng mà còn tạo ra nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho động vật, thủy sản giúp giảm chi phí sản xuất, kỹ thuật nuôi đơn giản, không tốn diện tích, chi phí thấp phù hợp với các nông hộ. Đây thực chất là một trong các mô hình chăn nuôi sạch, chăn nuôi hữu cơ mà c húng ta đang hướng tới.