Biện pháp phòng và trị bệnh liên cầu ở heo

Biện Pháp Phòng Và Trị Bệnh Liên Cầu ở Heo_ Công Ty Á Châu_ 0972502979 (2)
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Bệnh liên cầu khuẩn ở heo là căn bệnh phổ biến trên heo và có thể lây sang người.

Nguyên nhân

Bệnh do vi khuẩn Streptococcus gây ra. Bệnh thường ở thể bại huyết, bệnh đường tiêu hóa và nhiễm trùng tại chỗ như viêm màng não, viêm khớp, viêm nội tâm mạc ở heo, đặc biệt với heo con 7 – 10 ngày tuổi.

Đường truyền lây

Bệnh lây lan trong đàn do sự tiếp xúc giữa heo khỏe và heo bệnh. Heo mẹ bị bệnh truyền sang con. Bệnh còn có thể lây qua đường hô hấp, đây là đường truyền lây có ý nghĩa quan trọng do số lượng vi khuẩn trong môi trường rất lớn. Ngoài ra, bệnh có thể truyền lây qua dụng cụ chăn nuôi và một số nhân tố trung gian như ruồi, một số loài chim và vật mang khác.

Cơ chế sinh bệnh

Sau khi vi khuẩn xâm nhập vào hạch amidan hoặc hạch hầu họng, từ đó di chuyển theo hệ lâm ba tới hạch dưới hàm, cư trú ở các mô. Lúc này cơ thể chưa có dấu hiệu về lâm sàng của bệnh. Ở các tổ chức cư trú, chúng sống và nhân lên trong tế bào monocyte, rồi chuyển vào xoang dịch não tủy gây nên viêm màng não, hoặc có thể thông qua con đường nhiễm trùng huyết để xâm nhập vào màng não, khớp xương và các mô khác.

Triệu chứng

Triệu chứng đầu tiên có thể quan sát thấy là heo sốt cao (42,5oC), bỏ ăn, ủ rũ, mệt mỏi, què. Trong thể ác tính, heo thường chết nhanh mà không có triệu chứng của bệnh.

Giai đoạn đầu của bệnh, heo có triệu chứng thần kinh, đi lại loạng choạng hoặc có tư thế đứng không bình thường, nhanh chóng chuyển thành trạng thái không đứng được, tư thế opisthotonus, co giật, có chứng giật cầu mắt. Mắt thường nhìn chòng chọc, niêm mạc mắt nhày có màu đỏ.

Heo từ 1 – 3 tuần tuổi thường mắc bệnh thể viêm não và màng não, thể hiện các triệu chứng như: heo đang bú có triệu chứng ủ rũ, biếng ăn, sưng hầu, khó nuốt, đi lại khó khăn, lông dựng đứng, da mẩn đỏ và sốt. Heo hoạt động khó khăn, đi lại loạng choạng, khi nằm biểu hiện tư thế bơi chèo, tê liệt. Triệu chứng viêm não ở heo trưởng thành rất ít biểu hiện.

Khi bệnh xảy ra ở da, ban đầu tạo ra các ổ apxe, về sau phần da phủ trên bề mặt các ổ apxe bị hoại tử sau 5 tuần, khoảng tuần thứ 7 – 8 các ổ apxe bị vỡ, dịch rỉ viêm màu xanh hoặc màu socola, cafe chảy ra, ổ apxe trở thành các tổn thương. Các tổn thương này có thể khỏi hoàn toàn vào tuần thứ 10 nếu được vệ sinh chăm sóc tốt, nhưng sức khỏe của heo có thể bị ảnh hưởng ít nhiều.

liên cầu khuẩn

Heo bị sưng khớp khi nhiễm liên cầu khuẩn – Ảnh: ST

Bệnh tích

Heo bị bại huyết, viêm khớp, viêm phổi, viêm màng não; ngoài ra còn viêm nội tâm mạc, viêm âm đạo, sảy thai.

Thể viêm khớp thường xảy ra ở heo đang bú và heo trưởng thành. Ở heo trưởng thành có hiện hượng viêm một khớp, khớp viêm thường là khớp bẹn, khớp gối hoặc khớp bàn chân. Tổn thương đầu tiên bao gồm thủy thũng, sưng khớp và màng khớp xung huyết, dịch khớp đục. Bệnh có thể tiến triển nặng hơn với hiện tượng viêm tơ huyết và apxe các tổ chức trong khớp, khớp bị thoái hóa, viêm khớp có mủ ở heo con. Bệnh xảy ra đối với hệ thống xương thường là thoái hóa ở các đốt sụn. Sau 15 – 30 ngày mắc bệnh có thể thấy các đốt sụn bị hoại tử.

Não bị viêm, xung huyết, phù thũng.

Phòng bệnh

Phòng bệnh bằng vệ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý:

Cần chia heo cai sữa thành các lô nhỏ để đạt được độ tăng trưởng tối đa của heo và tránh mật độ cao nhằm giảm áp lực mầm bệnh và hạn chế lây lan.

Thường xuyên phun thuốc diệt ruồi, muỗi để ngăn chặn nguồn mang vi khuẩn truyền bệnh vào khu chăn nuôi.

Thường xuyên vệ sinh chuồng trại như quét dọn rác, phân, chất độn chuồng, nước thải, phải thường xuyên tiêu độc, tẩy uế chuồng trại bằng các loại sát trùng (vôi bột, formaldehyde hoặc các hóa chất sát trùng thông thường được lưu hành trên thị trường…).

Xác định và loại thải những heo nái mang mầm bệnh hoặc tách riêng để điều trị rồi nuôi thành heo thịt.

Heo con cần được bú đầy đủ sữa đầu để có đủ kháng thể bảo vệ chúng trong giai đoạn dễ cảm nhiễm nhất.

Nên hạn chế những tổn thương do chấn thương gây ra ở chân và bàn chân trong quá trình sinh sản, bằng cách tạo nên chuồng thuận tiện và thích hợp. Kiểm tra các khớp xương của heo thường xuyên, tránh các yếu tố bất lợi cho heo con.

Thực hiện biện pháp cùng nhập – cùng xuất.

Phòng bệnh bằng vaccỉn:

Sử dụng vắc xin là cách hữu hiệu nhất để phòng bệnh hiệu quả bệnh liên cầu khuẩn cho heo.

Phòng bệnh bằng kháng sinh:

Có thể bổ sung kháng sinh bằng cách cho vào thức ăn hoặc nước uống cho heo như: amoxicillin, ceftiofur,….

Điều trị

Dùng các loại thuốc vi khuẩn mẫn cảm như: tetracycline, clindamycin, erythromycin, kanamycin, neomycin và streptomycin, trimethoprim-sulfamethoxazole, gentamicin, nitrofuran,…

Trợ sức trợ lực bằng các thuốc bổ: GlucoK – C, Vitamin…

Dùng Paracetamol, anagin… cho heo bị sốt.

Nguồn: nguoichannuoi.vn

Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu

Địa chỉ kho: số 3, đường Tân Xuân 6, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM

Hotline: 0972502979

Gmail: thietbichannuoibo@gmail.com

Website: https://thietbichannuoibo.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/chuyennghiepchannuoibo

0972.502.979