Ngành chăn nuôi kiến nghị khẩn vì thua lỗ nặng: Sức mua yếu, đàn vẫn tăng

Ngành Chăn Nuôi Kiến Nghị Khẩn Vì Thua Lỗ Nặng Sức Mua Yếu, đàn Vẫn Tăng_công Ty Á Châu_0972502979
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Giá xuống thấp, sản lượng tăng trong khi nhu cầu giảm, ngành chăn nuôi đang đứng trước khó khăn kéo dài và bế tắc về giải pháp để thoát khỏi tình trạng hiện nay.

Chưa tận dụng được lợi thế nguyên liệu

Mới đây, Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi VN cùng Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai có công văn kiến nghị giảm thuế nhập khẩu bánh đậu nành từ 2% xuống 0% để hỗ trợ ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, GS-TS Bùi Chí Bửu, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học nông nghiệp miền Nam, đánh giá: “Việc giảm thuế là cần nhưng thật ra không ăn thua” vì bánh đậu nành chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu thức ăn chăn nuôi (TACN). Trong khi nhiều thành phần khác đã giảm thuế về 0% thì giảm thêm 2% thuế nhập khẩu bánh đậu nành cũng tốt nhưng không tác động nhiều đến giá nói chung. Vì thế, sẽ không giải quyết được những khó khăn của ngành chăn nuôi hiện nay.

Số liệu thống kê của ngành hải quan cho thấy giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu 2 tháng đầu năm đạt 827 triệu USD, tăng gần 32% so với cùng kỳ năm 2022. Bên cạnh đó, các loại nguyên liệu như bắp, đậu nành, lúa mì đều tăng mạnh về giá trị do giá nhập khẩu tăng. Đáng kể nhất là đậu nành tuy giảm 0,9% về lượng nhưng tăng gần 17% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Theo các chuyên gia, trong những năm qua, VN đã “thả nổi” ngành chăn nuôi khi người dân thiếu thông tin thị trường dẫn đến cung vượt cầu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực chăn nuôi và chế biến TACN với lợi thế về vốn, trình độ khoa học kỹ thuật, đối tác xuất nhập khẩu… đã khai thác tối đa lợi nhuận từ thị trường VN, khiến người chăn nuôi và doanh nghiệp Việt không đủ sức cạnh tranh.

Ngành chăn nuôi kiến nghị khẩn vì thua lỗ nặng: Sức mua yếu, đàn vẫn tăng - Ảnh 1.

GS Bửu phân tích ngành chăn nuôi của chúng ta nhiều năm qua phụ thuộc vào nguồn đạm từ bánh đậu nành nhập khẩu. Trong khi chúng ta có bờ biển dài và ngành đánh bắt hải sản rất phát triển nhưng nguồn đạm từ bột cá giá rẻ hơn so với bánh đậu nành lại chưa được tận dụng tốt để làm TACN. Hay nguồn tinh bột cũng lệ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu trong khi 80 – 90% sản phẩm sắn của VN dùng để xuất khẩu sang Trung Quốc. “Ở Thái Lan, người ta đầu tư nghiên cứu dùng sắn để thay thế cho bắp trong khâu chế biến TACN. Tất cả những việc đó, ngành nông nghiệp cần có sự chỉ đạo và đầu tư vào việc nghiên cứu chuyển đổi để tránh phụ thuộc và tăng sức cạnh tranh cũng như phát huy thế mạnh nội tại. Nhưng chúng ta vẫn chưa làm được và đi theo đuôi các doanh nghiệp ngoại nên dẫn đến thua lỗ”, GS Bửu dẫn chứng.

Đó không phải là lý thuyết mà tình hình thực tế hiện nay ngay tại thủ phủ chăn nuôi Đồng Nai. Ông Dương Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Bình Minh – một doanh nghiệp chuyên về chăn nuôi gà, thừa nhận: “Tình hình hết sức khó khăn đến mức chúng tôi gần như “không thở nổi” do thua lỗ kéo dài. Ngày trước chúng tôi phát triển song song chăn nuôi và giết mổ nhưng hiện nay cắt giảm chăn nuôi từ 2 triệu con xuống còn 200.000 con mà vẫn lỗ. Để tồn tại chúng tôi đi mua gà của doanh nghiệp FDI về giết mổ để bán ra thị trường. Vấn đề của người chăn nuôi VN là thiếu vốn, trình độ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là thông tin thị trường để có thể tìm ra điểm cân bằng giữa cung và cầu nhằm điều chỉnh sản xuất cho hợp lý”.

Thịt nhập đè thịt nội

Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, trong tháng 2, chăn nuôi phát triển tốt, các cơ sở chăn nuôi giữ ổn định quy mô. So với cùng kỳ năm 2022, tính đến cuối tháng 2.2023, tổng số bò tăng 3,4%, đàn heo tăng 8,6%, đàn gia cầm tăng 3%. Hai tháng đầu năm nay, giá trị nhập khẩu của thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật dù giảm gần 31% nhưng vẫn đạt giá trị đến 136 triệu USD.

TS Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi VN, nguyên Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), cho rằng: Vấn đề chính của ngành chăn nuôi hiện nay vẫn là mâu thuẫn về cung cầu. Sức mua đang yếu mà đàn vật nuôi vẫn cao do công tác thông tin và dự báo thị trường không chính xác. Bên cạnh đó, sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu chưa kiểm soát được. Đối với hàng chính ngạch, chúng ta nên kiểm soát lại các nguồn nhập khẩu giá rẻ cận date (hạn sử dụng).

“Tuy số liệu thống kê gần đây cho thấy giảm nhưng vẫn còn rất cao. Trong điều kiện nguồn cung trong nước dư thừa, sẽ làm tình hình càng trầm trọng hơn. Chính vì vậy nếu buộc phải cho nhập thì cần kiểm soát chất lượng”, ông Dương nhấn mạnh.

Theo ông Dương, không phải chỉ số liệu nhập khẩu chính ngạch tăng giảm gần đây ảnh hưởng đến thị trường VN mà là sự tích lũy của nhiều năm trước. Những năm 2019 – 2021, VN đã nhập khẩu thịt với số lượng lớn và tăng trưởng mạnh, khiến nguồn tồn kho lớn kéo dài và bây giờ là hệ quả. Với hàng tiểu ngạch, biên mậu vận chuyển vật nuôi sống cần cấm triệt để nhằm tránh lây lan dịch bệnh và ảnh hưởng nguồn cung trong nước.

Theo nhiều chuyên gia, ở các nước vai trò của các hiệp hội ngành nghề rất quan trọng, là cầu nối giữa doanh nghiệp với chính quyền; bên cạnh đó là hỗ trợ cung cấp thông tin, dự báo thị trường… nhưng hiệp hội ở VN còn hoạt động kém hiệu quả, chủ yếu là hình thức do vướng các quy định của pháp luật. Chính vì vậy, để hỗ trợ người chăn nuôi và cộng đồng doanh nghiệp nói chung hoạt động hiệu quả cần có khung pháp lý tốt hơn để các hiệp hội nghề nghiệp hoạt động hiệu quả giảm gánh nặng cho các cơ quan nhà nước.

Tôi cho rằng khó khăn của ngành chăn nuôi sẽ còn kéo dài, thậm chí trầm trọng hơn chứ chưa dừng lại ở đây. Chỉ giảm thuế nhập khẩu bánh đậu nành vẫn không đủ để giải quyết khó khăn hiện tại của ngành chăn nuôi. Nếu có thể cần giảm thêm thuế thu nhập doanh nghiệp và hỗ trợ vốn với lãi suất thấp cho các đơn vị chăn nuôi.

Nguồn: thanhnien.vn

Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu

Địa chỉ kho: số 3, đường Tân Xuân 6, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM

Hotline: 0972502979

Gmail: thietbichannuoibo@gmail.com

Website: https://thietbichannuoibo.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/chuyennghiepchannuoibo

0972.502.979