Chat hỗ trợ
Zalo

   

Nhận biết và phòng trị bệnh đóng dấu lợn (Erysipelas suis)

Nhận Biết Và Phòng Trị Bệnh đóng Dấu Lợn_công Ty Á Châu_0972502979
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Thời gian gần đây, do giá heo giảm thấp, người chăn nuôi không chú trọng tiêm vắcxin phòng bệnh đầy đủ nên phát sinh nhiều bệnh mà trước đây ít xảy ra như đóng dấu lợn, bệnh thường xảy ra kết hợp với tai xanh, dịch tả gây ra những thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.

Bệnh đóng dấu hay còn gọi là bệnh dấu son. Đây là một bệnh truyền nhiễm xảy ra nhiều ở lợn 3 – 4 tháng tuổi, với những biểu hiện bệnh tích đặc trưng nổi cộm dưới da: những mảng xung huyết màu đỏ, hình vuông, tròn hay hình có nhiều dạng hình thù khác nhau.

Nguyên nhân

Do Erysipelothrix rhusiopathiae gây ra, là trực khuẩn nhỏ, thẳng có khi hơi cong, không di động, không hình thành nha bào, giáp mô, bắt màu Gram dương.

Trực khuẩn đóng dấu lợn có sức đề kháng khá cao, trong phủ tạng xác chết có thể sống 4 tháng, trong điều kiện ẩm và tối ở 37°C sống không quá 1 tháng còn khi ở môi trường bên ngoài có ánh sáng mặt trời sống được 12 ngày. Trong canh trùng ở 70°C sống được 5 phút, môi trường NaOH 5%, axit phenic 1% vi khuẩn bị diệt nhanh chóng.

Nhận biết và phòng trị bệnh đóng dấu lợn (Erysipelas suis)
Lợn bị tụ huyết dưới da

Triệu chứng

Thời kỳ ủ bệnh thường từ 1 – 8 ngày, trung bình 3 – 5 ngày ở thể cấp tính. Thời gian ủ bệnh dài ngắn của từng thể bệnh là khác nhau.

a. Thể quá cấp tính

Thân nhiệt đột ngột lên cao 41 – 420C, mắt đỏ, vật bỏ ăn, điên cuồng lồng lộn.

Con vật thường chết nhanh chóng trong vòng 2 – 3 giờ hoặc 12 – 24 giờ sau khi thân nhiệt hạ, do chết nhanh nên các dấu vết đỏ ngoài da chưa kịp xuất hiện, triệu chứng lâm sàng biểu hiện không rõ.

b. Thể cấp tính

Thể này thường hay mắc, gây chết nhiều. Con vật ủ rũ, mệt mỏi, lờ đờ, ăn kém hoặc không ăn, tai, đuôi không cử động và con vật có thể hôn mê.

Con vật sốt cao, thân nhiệt lên tới 42 – 430C trong 2 – 3 ngày, mình nóng, da khô, run rẩy 4 chân.

Có triệu chứng đi táo, phân đóng cục, có màng bọc lầy nhầy, về sau lợn đi tháo dạ, ỉa lỏng.

Kết mạc mắt viêm, mắt đỏ, chảy nước mắt, vật khó thở nhịp thở tăng. Hai ba ngày sau trên da xuất hiện những vết đỏ nhất là ở tai, lưng, ngực, bụng, mặt trong chân, đùi.

Những vết đỏ dần tập trung lại thành mảng hình vuông, hình quả trám, bầu dục, hình thoi, lúc đầu màu đỏ tươi sau biến thành đỏ thẫm hay tím bầm.

Bệnh tiến triển từ 3 – 5 ngày, con vật yếu dần, thở khó, thân nhiệt hạ thấp nhanh.

Tỷ lệ chết thường từ 50 – 60%. Nếu bệnh kéo dài hơn 1 tuần lễ thì bệnh chuyển sang thể thứ cấp hay thể mãn tính.

Trên da nổi những vết đỏ hình vuông, tròn, hình quả trám

c. Thể mãn tính:

Thể này thường tiếp theo thể cấp hay thứ cấp khi bệnh có khuynh hướng kéo dài. Con vật ăn uống kém, gầy còm, thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, thân nhiệt bình thường hoặc sốt nhẹ.

Con vật bị viêm các khớp chân, đi lại khó khăn, triệu chứng hoại tử thấy ở nhiều nơi trên cơ thể: da sưng đỏ, lan rộng, khô dần và bong ra từng mảng. Ngoài ra còn thấy triệu chứng ỉa chảy kéo dài, rụng lông, niêm mạc lợi bị loét.

Bệnh có thể kéo dài 3 – 4 tháng, con vật có thể khỏi hoặc chết do gầy mòn, kiệt sức. Có con chết bất thình lình do viêm nội tâm mạc, tim ngừng đập hoặc do xuất hiện thể bại huyết.

Bệnh tích 

a. Thể quá cấp: 

Con vật chết nhanh đột ngột, bệnh tích không rõ, chỉ thấy thận viêm, sưng, có những đám tụ máu xuất huyết.

b. Thể cấp tính: 

  • Bệnh tích bại huyết, xuất huyết.
  • Da và mô liên kết dưới da tụ máu đỏ hồng, các niêm mạc, tương mạc tụ máu, xuất huyết. Trên da có những dấu đỏ thẫm hoặc tím bầm do tụ máu.
  • Thận sưng to, trên mô có mảng tròn đỏ hoặc vuông, tụ máu, có khi có chấm xuất huyết.
  • Lá lách sưng to, tụ máu màu đỏ nâu, bề mặt sần sùi, nổi phồng từng chỗ.
  • Hạch lâm ba sưng to, ứ máu, thấm nước, có lấm chấm xuất huyết.
  • Ruột viêm đỏ, nhiều ở tá tràng và hồi tràng, dạ dày viêm đỏ nhất là vùng hạ vị.
  • Phúc mạc viêm, có nước ở màng bụng, xoang bụng.
  • Tim, phổi tụ máu, có xuất huyết ở nội và ngoại tâm mạc.
  • Lách sung to, tụ máu màu nâu đổ, bề mặt sần sùi
  • Viêm và hoại tử đầu khớp xương
  • Viêm loét sùi van tim

Phòng tri bệnh

a. Phòng bệnhTiêm vắcxin:

Dùng vắcxin định kỳ tiêm phòng cho lợn cũng là biện pháp rất có hiệu quả. Đối với lợn 2 tháng tuổi bắt đầu dùng vaccin Tụ dấu để tiêm phòng (tiêm dưới da 2 – 3 ml/con) sau đó 3 tháng tiêm nhắc lại một lần, như vậy sẽ cơ bản phòng được bệnh đóng dấu lợn.Vệ sinh chăm sóc nuôi dưỡng tốt. Sử dụng thức ăn và nước uống hợp vệ sinh. Mật độ nuôi thích hợp.

b. Điều trị

Dùng kháng huyết thanh đóng dấu lợn, tiêm dưới da sau tai hoặc da bẹn. Lợn dưới 50 kg tiêm 40 – 50 ml; lợn trên 50 kg tiêm 60 – 75 ml. Nếu cần 6 – 8 giờ sau tiêm lại 1 lần nữa. Dùng một số kháng sinh đặc hiệu là Pencilin, Streptomycin, Ampicilin, Kanamyxin, Ampi – kana… cho hiệu quả điều trị cao.

Trong khi dùng kháng sinh chú ý kết hợp với các loại thuốc bổ trợ như Vitamin B1, Vitamin C, Bcomlex, Caphein… để nâng cao hiệu quả điều trị.

Nguồn: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu

Địa chỉ kho: số 3, đường Tân Xuân 6, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM

Hotline: 0972502979

Gmail: thietbichannuoibo@gmail.com

Website: https://thietbichannuoibo.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/chuyennghiepchannuoibo

0972.502.979