Ảnh hưởng Mycotoxins đối với gà đẻ giống

Ảnh Hưởng Mycotoxins đối Với Gà đẻ Giống_công Ty Á Châu_0972502979
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Gà đẻ giống là một tài sản quý giá đối với ngành chăn nuôi gia cầm vì chúng sản xuất ra trứng và gà con. Do đó, quản lý tốt sự lây nhiễm là điều quan trọng và quản lý độc tố nấm là một phần trong đó.

Trong chăn nuôi sản xuất trứng và gà con, việc lựa chọn các nguyên liệu có chất lượng dinh dưỡng cao và an toàn là thực tế phổ biến. Độc tố nấm là yếu tố không mong muốn trong bất kỳ tổ hợp thức ăn nào dành cho động vật trong sản xuất chăn nuôi và sinh sản, nhưng thường không thể tránh khỏi một mức ô nhiễm nhất định. Sự hiện diện của độc tố nấm trong khẩu phần gia cầm không phải lúc nào cũng dẫn đến các triệu chứng có thể nhìn thấy, chẳng hạn như trichothecenes gây tổn thương miệng. Tuy nhiên, nó có thể ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng trứng, năng suất giống, cũng như chất lượng và khả năng miễn dịch ở gà con. Độc tố nấm có tác dụng độc hại chủ yếu ở đường tiêu hóa, gan, thận và có thể tích lũy trong một số mô và trong trứng.

Độc tố nấm mốc có thế tác dộng tiêu cực đến chất lượng vỏ trứng và dẫn đến hậu quả chết phôi. Ảnh: Hans Prinsen

Sản xuất trứng

Độc tố nấm mốc có thể làm giảm sản lượng trứng của gà mái. Có thể thấy trong Hình 1, các mức độ ảnh hưởng có thể quan sát được ở mức thấp như 100ppb trong thức ăn khi phơi nhiễm với ochratoxin 21 ngày. Gia tăng mức độ độc tố làm sản lượng trứng tiếp tục giảm. Một ảnh hưởng tương tự diễn ra khi gây nhiễm aflatoxin cho gà. Ngược lại, độc tố DON ảnh hưởng đến năng suất gà đẻ giống phải ở mức cao và không có mặt thường xuyên trong ngũ cốc và phụ phẩm. Trong điều kiện thử nghiệm, hơn 10,000ppb DON và phơi nhiễm 28 ngày sẽ làm ảnh hưởng xấu đến năng suất.

Bằng cách tăng thời gian phơi nhiễm (DON – từ 56 đến 144 ngày) có thể quan sát thấy sự phục hồi sản xuất trứng. Sự phục hồi này có thể được giải thích bởi hành vi ăn vào của động vật: thấp vào lúc bắt đầu phơi nhiễm DON và tăng lên sau đó. Cơ chế có khả năng nhất làm giảm sản lượng trứng là sự giảm tổng hợp protein. Tổng hợp albumin thấp hơn là kết quả của sự thoái hóa mô gan do ochratoxin, T2 và DON gây ra. Gan sau đó có thể nhợt nhạt, dễ vỡ và đôi khi với xuất huyết ngoài bề mặt. Sản xuất trứng không phải là thông số đầu tiên bị ảnh hưởng bởi độc tố nấm mốc trong gà đẻ giống. Các thông số như tỷ lệ chết phôi và khả năng nở có thể bị ảnh hưởng trước và thậm chí nhiều hơn sản lượng trứng và cũng có thể không bị ảnh hưởng.

Hình 1: Sản lượng trứng bị ảnh hưởng bởi độc tố nấm so với đối chứng âm tính (= 100%).

Chất lượng vỏ trứng và tỷ lệ chết phôi thai

Vỏ trứng là vật quan trọng để bảo vệ gà con. Vỏ mỏng và dễ vỡ có thể làm tăng tỷ lệ chết phôi và giảm khả năng nở cũng như khả năng tăng trọng của phôi. Canxi rất quan trọng cho việc tạo thành vỏ trứng. Sự trao đổi canxi bị suy giảm dẫn đến chất lượng vỏ trứng kém. Khả năng sinh học của vỏ trứng cũng như vitamin D3, cũng rất quan trọng cho mục đích này, nó phụ thuộc vào tính toàn vẹn của ruột, sự sản xuất enzyme và chất vận chuyển hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng.

Các quá trình này có thể bị ảnh hưởng bởi Aflatoxin, DON, T2 và Fumonisins. Hơn nữa sự trao đổi chất có thể bị ảnh hưởng bởi độc tố nấm mốc như aflatoxinsand và ochratoxin do tác động gây độc cho thận. Thông qua sự bài tiết canxi, chúng gây mất cân bằng trao đổi chất. Sự trao đổi chất của một nguyên tố khác cần thiết cho sự hình thành vỏ trứng, như vitamin D3 diễn ra trong gan. Hơn nữa, cơ quan này cung cấp hầu hết các chất béo tạo nên lòng đỏ cũng như lipoprotein, cần thiết cho việc vận chuyển canxi và carotenoids vào trứng. Carotenoids rất quan trọng đối với chất lượng trứng cũng như khả năng miễn dịch của gà con.

Hình 2: Ảnh hưởng của độc tố nấm mốc đến chất lượng trứng và tỷ lệ chết phôi

Khi chức năng gan bị suy giảm, chất lượng bên trong và bên ngoài của trứng giảm, cuối cùng ảnh hưởng đến việc nuôi gà con. Hình 2 minh họa tác động của độc tố mycotoxin ảnh hưởng xấu đến chất lượng vỏ trứng và cũng như làm chết phôi. Nếu tính toàn vẹn ruột bị tổn hại, việc sử dụng các chất dinh dưỡng sẽ giảm. Tổn thương gan và thận dẫn đến việc canxi và các chất dinh dưỡng khác cần thiết cho sự hình thành trứng được tạo ra ít hơn.

Mức độ canxi trong huyết tương của gà sẽ bị giảm và sẽ ảnh hưởng đến phản ứng của cơ thể, đó là huy động lượng canxi lớn hơn từ xương để bù vào. Tuy nhiên, đáp ứng này không thể được duy trì vì trứng sẽ có vỏ mỏng hơn. Độ dày của vỏ trứng ảnh hưởng đến sự mất độ ẩm và trao đổi với môi trường trong thời gian ủ bệnh. Chất lượng vỏ trứng tối ưu sẽ không cho phép chất dinh dưỡng mất đi và cũng sẽ ngăn ngừa sự nhiễm bẩn vi khuẩn cũng như tỷ lệ chết phôi.

Hình 3 thể hiện ảnh hưởng của các độc tố nấm mốc khác nhau đến tỷ lệ chết phôi. Hàm lượng ochratoxin hoặc aflatoxin gia tăng làm tăng tỷ lệ chết phôi trong khoảng 1.5 đến 7.5 lần so với nhóm đối chứng. Trong một số trường hợp, phôi bị ảnh hưởng ngay cả khi gà mái đã ăn thức ăn nhiễm độc tố mycotoxin trong các hướng dẫn do EFSA đề xuất. Ví dụ, 4,900 ppb DON trong 10 tuần đã làm tăng số lượng phôi bất thường. Nguyên nhân của điều này là không rõ ràng vì chỉ có thể tìm thấy dấu vết của DON trong trứng. Tuy nhiên, độc tố nấm mốc này có thể ảnh hưởng đến sự tổng hợp protein ở gan và với sự lắng đọng chất dinh dưỡng này vào trong trứng.

Hình 3: Tác động của độc tố nấm mốc đến tỷ lệ chết phôi

Ảnh hưởng Mycotoxins đối với gà đẻ giống_ Công ty Á Châu_0972502979

Ảnh hưởng đến đời con

Ochratoxinaflatoxin có thể truyền vào trứng, nơi gây độc tính trên phôi. Nhưng điều này không nhất thiết dẫn đến chết phôi. Tuy nhiên, gà con có thể bị suy giảm chức năng miễn dịch do hai lý do: kháng thể nhận được từ gà mái sẽ thấp hơn, khả năng sống sót và khối lượng tương đối của các tế bào miễn dịch như túi bursa Fabricio và tuyến ức thấp hơn. Khi cả aflatoxin và ochratoxin đều có mặt trong thức ăn thì tác động trên các thông số này là một tác động hiệp lực. Kết quả cuối cùng có thể là tăng tỷ lệ chết sớm ở gà con do tỷ lệ nhiễm khuẩn và nhiễm virus cao hơn. Việc truyền các mycotoxin khác vào trứng là tối thiểu. Do đó, sự tồn tại của một tác động trực tiếp lên đời con là không thể, nhưng một tác động gián tiếp thông qua việc lưu trữ chất dinh dưỡng thấp hơn phải được xem xét.

Quản lý rủi ro

Cách tiếp cận tốt nhất để quản lý rủi ro độc tố nấm mốc là thực hiện một chiến lược tích hợp bao gồm thực hành quản lý lưu trữ nguyên liệu và ngũ cốc tốt, thường xuyên lấy mẫu và phân tích độc tố nấm mốc. Các công cụ đo lường có thể giúp đánh giá tương tác độc tố nấm mốc và giúp lựa chọn chiến lược tốt nhất để đối phó với những thách thức độc tố nấm mốc cụ thể. Do đó, kết quả phân tích độc tố nấm mốc có thể được sử dụng để đưa ra quyết định về mức độ bổ sung nguyên liệu thô và chọn sản phẩm có tác dụng chống độc tố nấm mốc. Các sản phẩm như vậy có thể ngăn chặn sự lây nhiễm độc tố vào máu và tiếp xúc với đường tiêu hóa.

Việc sử dụng bổ sung các chất hỗ trợ chức năng gan là rất tốt cho động vật vì chúng có tác dụng bổ sung để giữ cho phúc lợi, sức khỏe và năng suất của chúng. Trong quản lý rủi ro độc tố nấm mốc, phòng ngừa là chìa khóa để thành công.

Nguồn: Ecovet

Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu

Địa chỉ kho: số 3, đường Tân Xuân 6, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM

Hotline: 0972502979

Gmail: thietbichannuoibo@gmail.com

Website: https://thietbichannuoibo.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/chuyennghiepchannuoibo

0972.502.979