Chat hỗ trợ
Zalo

   

5 “lực đẩy” ngành thức ăn chăn nuôi bền vững

5 “lực đẩy” Ngành Thức ăn Chăn Nuôi Bền Vững_công Ty Á Châu_0972502979
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Các chuyên gia tại Hội nghị Nhà máy thức ăn chăn nuôi tương lai đã họp bàn về cách thức giảm chất thải và tối đa hóa đầu vào trong toàn bộ chuỗi sản xuất để cải thiện tính bền vững và gia tăng lợi nhuận.

Theo 8 chuyên gia tham gia Hội nghị Nhà máy thức ăn chăn nuôi tương lai 2024, nâng cao hiệu quả sản xuất thức ăn chăn nuôi là mắt xích quan trọng nhất giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc và nguồn lực. Nằm trong khuôn khổ Triển lãm sản xuất và chế biến quốc tế (IPPE) vào tháng 1/2024 tại Atlanta, Georgia, Hội nghị đã đánh giá hiệu quả, đổi mới và tính bền vững định hình tương lai của ngành thức ăn chăn nuôi thế nào. Sự kiện do Tạp chí Feed Strategy phối hợp tổ chức cùng Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Mỹ (AFIA).

Giảm phát thải

Theo Tiến sĩ Milan Hruby, Phó Giám đốc phát triển sáng tạo của ADM Animal Nutrition, những công cụ như đánh giá vòng đời (LCA) và hướng dẫn bền vững của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (FAO) có thể hỗ trợ nhà máy thức ăn chăn nuôi giảm khí thải nhà kính (GHG) và góp phần phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm bền vững hơn. Sáng kiến bền vững Strive 35 của ADM vạch ra mục tiêu giảm 25% lượng phát thải, 10% tổng lượng nước ngọt khai thác hàng năm và 25% mức tiêu thụ năng lượng vào năm 2035.

Hội nghị Nhà máy thức ăn chăn nuôi tương lai

Cụ thể, ADM sẽ cắt giảm khí thải trực tiếp của công ty từ các cơ sở sản xuất và phương tiện; đồng thời giảm phát thải gián tiếp từ các nguồn năng lượng, hàng hóa, dịch vụ mua bên ngoài, kênh phân phối và chế biến. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng thực hiện các chương trình ngăn chặn phá rừng lấy nguyên liệu thô và chương trình nông nghiệp tái sinh bằng các hệ thống cô lập carbon trong đất để cải thiện chất lượng nước, không khí và duy trì khả năng canh tác nông nghiệp.

Cải thiện hiệu quả năng lượng

Jerry Plessing, chuyên gia tư vấn chăn nuôi tại Rockwell Automation chia sẻ, đảm bảo sử dụng năng lượng hiệu quả, đồng thời duy trì năng suất và lợi ích kinh tế là mục tiêu quan trọng của các hãng sản xuất thức ăn chăn nuôi. Cân bằng giữa mục tiêu năng lượng và sản xuất đặt ra thách thức lớn liên quan đến lợi nhuận và nhu cầu của khách hàng. Plessing nói, nước, không khí, khí đốt, điện và hơi nước là những nguồn năng lượng phụ thuộc lẫn nhau. Một số giải pháp giải quyết vấn đề sử dụng năng lượng hiệu quả, nhưng lại đảm bảo sản xuất tối ưu.

Để đạt được cân bằng phù hợp, Plessing đã vạch ra các giai đoạn chính cho nhà sản xuất có thể sử dụng năng lượng hiệu quả gồm kết nối, phân tích, tối ưu hóa và kiểm soát. Giai đoạn kết nối nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đo lường và thu thập dữ liệu toàn diện về tiêu thụ năng lượng, dòng chảy và tồn trữ nguyên vật liệu cùng nhiều thông số quan trọng khác. Dữ liệu toàn diện giúp các hãng sản xuất phân tích kỹ lưỡng và đưa ra quyết định sáng suốt. Việc thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau rất quan trọng vì khi các cơ sở sản xuất phát triển, năng lượng đầu vào sẽ được kết hợp làm nguyên liệu thô cùng các đầu vào truyền thống như ngũ cốc, phụ gia thức ăn chăn nuôi và protein.

Ông nói, một cơ sở thức ăn chăn nuôi có thể trang bị nhiều nhà máy nghiền thức ăn viên và nếu không giảm tiêu thụ hơi nước thì khó tối ưu hóa hoạt động của máy nghiền. Do đó, việc thu thập và xử lý dữ liệu cực kỳ quan trọng. Các mô hình thuật toán là công cụ hỗ trợ việc này. Giai đoạn tối ưu hóa là thời điểm nhà máy chuyển từ phản ứng sang chủ động trước khi đưa ra quyết định. Ở giai đoạn kiểm soát, nhà máy tận dụng dữ liệu và điều chỉnh thông số vận hành nhằm tối đa hóa hiệu quả sử dụng năng lượng mà không làm giảm năng suất.

Kích hoạt kinh tế tuần hoàn bằng côn trùng

Côn trùng là giải pháp cho thách thức của hệ thống thực phẩm trong tương lai gồm: thiếu hụt protein và chất thải hữu cơ. Theo Thierry Duvanel, Giám đốc Tập đoàn Bühler, côn trùng ăn chất thải, do đó, các hệ thống sản xuất côn trùng tạo ra nguồn protein thay thế, đồng thời giảm thiểu chất thải. Đây chính là vòng tuần hoàn tái chế chất dinh dưỡng từ rác thải hữu cơ và đưa chúng quay trở lại chuỗi giá trị thực phẩm và thức ăn chăn nuôi địa phương, Thierry Duvanel nhấn mạnh.

Kinh tế tuần hoàn không phải khái niệm mới nhưng đang trở thành một xu hướng được ưu tiên, nhất là trong bối cảnh môi trường ngày càng chịu nhiều áp lực, Maye Walraven, Giám đốc hãng thức ăn chăn nuôi Innovafeed khu vực Bắc Mỹ cho biết. Các loại côn trùng như ruồi lính đen, sâu meal có tiềm năng trở thành protein thức ăn chăn nuôi. Đặc biệt, quy trình sản xuất các loại protein này tiết kiệm đất, nước và tác động đến môi trường ít hơn hẳn so với sản xuất protein động vật.

Tận dụng AI

Ben Allen, Tổng Giám đốc BinSentry cho biết, các nhà máy thức ăn chăn nuôi chưa tận dụng lợi ích của AI mang trong hoạt động kinh doanh. Hiện, các nhà máy vẫn vận hành theo cách cũ, ví dụ kiểm kê tồn kho bằng tay, và sớm bị bỏ lại phía sau nếu không áp dụng công nghệ mới. Trong khi đó, nếu sử dụng AI và các cảm biến, các nhà máy sẽ hoạt động hiệu quả hơn nhiều.

Sử dụng chuỗi cung ứng thức ăn chăn nuôi do AI điều hành giúp giảm 12% chi phí vận chuyển, giảm 95% thời gian theo dõi hàng tồn kho và giảm 75% thời gian vật nuôi không được tiếp cận thức ăn do tình trạng tắc nghẽn trong thùng chứa, máng ăn hoặc đường dẫn.

Theo Michaela Braun, Giám đốc kinh doanh tại Novus, AI là công cụ hữu hiệu để nâng cao hiệu quả tại nhà máy thức ăn chăn nuôi, lấp đầy khoảng trống do tình trạng thiếu hụt lao động gây ra. Michaela nhấn mạnh, các nhà máy thức ăn cần phải tận dụng công cụ tự động hóa từ AI để giảm bớt áp lực lên người lao động.

Tối ưu hóa dinh dưỡng trong hệ thống NAE

Tiến sĩ Dulmelis, bác sĩ thú y gia cầm tại Alltech, phụ gia thức ăn có thể cải thiện tiêu hóa và chức năng dinh dưỡng của thức ăn. Do đó, người chăn nuôi cần phải biết cách sử dụng các loại phụ gia, nhất là trong hệ thống chăn nuôi không kháng sinh (NAE). Cụ thể, phụ gia có tác dụng trực tiếp và gián tiếp mang nhiều đặc tính khác nhau như điều hòa miễn dịch, chống nấm và cầu trùng.

Các loại enzyme sẽ gia tăng giá trị dinh dưỡng cho thức ăn. Cùng đó, phụ gia như probiotics, prebiotics và phytogenics tối ưu hóa sức khỏe đường ruột, nâng cao sức khỏe tổng thể và phúc lợi động vật. Ngoài ra, có thể cải thiện chất lượng và an toàn thực phẩm bằng chất kết dính độc tố nấm mốc; và giảm khí thải ammonia, metan bằng phụ gia khác. Christos Antipatis, Giám đốc quản lý mảng phụ gia, tại công ty Cargill cho rằng, nếu không được bổ sung phụ gia, động vật ăn lâu hơn và thải nhiều chất thải hơn.

Nhu cầu dinh dưỡng của gia cầm thay đổi theo thời gian, vật nuôi cần nhiều năng lượng và thức ăn hơn để cho sản lượng thịt cao hơn. Hiệu suất là yếu tố đầu tiên cải thiện tính bền vững, vì nếu cho động vật ăn ít nguyên liệu hơn thì cuối cùng bạn sẽ giảm được áp lực lên hành tinh, Walraven nói.

Nguồn: nguoichannuoi.vn

Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu

Địa chỉ kho: số 3, đường Tân Xuân 6, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM

Hotline: 0972502979

Gmail: thietbichannuoibo@gmail.com

Website: https://thietbichannuoibo.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/chuyennghiepchannuoibo

0972.502.979