6 nguyên nhân gà bị què, rối loạn vận động và cách khắc phục

Bộ Sưu Tập Hình ảnh Những Con Gà Siêu Chân Thật, đáng Yêu
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Ngày nay, vì phải đáp ứng một lượng lớn nhu cầu thị trường nên các giống gà thường được chọn lọc di truyền theo hướng tăng trọng nhanh. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của gà cũng đồng thời làm tăng nhu cầu về hệ thống xương dẫn đến hậu quả suy giảm vận động, dễ gây tình trạng gà bị què.

Gà bị què quặt hay suy giảm vận động trên gia cầm là những tình trạng vô cùng đáng báo động không chỉ vì nó liên quan đến quyền lợi động vật mà còn vì những tổn thất về mặt kinh tế mà nó mang lại là vô cùng to lớn vì tình trạng trên làm gia tăng tỷ lệ tử vong, giảm lượng thức ăn thu nhận và giảm tốc độ tăng trưởng trên đàn gia cầm.

Dinh dưỡng đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của bộ xương. Do đó mà có vô số các yếu tố dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến xương khớp mà thường biểu hiện ra ngoài dưới dạng gà bị què.

Như vậy, muốn khắc phục tình trạng gà bị què cho gia cầm thì buộc ta phải xác định được yếu tố nào là căn nguyên.

6 nguyên nhân gà bị què, rối loạn vận động và cách khắc phục?
Gà bị què quặt hay suy giảm vận động trên gia cầm là những tình trạng vô cùng đáng báo động. (Ảnh minh họa)

Mục tiêu của bảng phân tích này là phác thảo một số yếu tố dinh dưỡng có thể góp phần làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh trên gia cầm và cung cấp các giải pháp sơ bộ để giúp giảm nhẹ thiệt hại do các yếu tố đó gây ra.

Tình trạng Nguyên nhân Triệu chứng Bệnh tích Giải pháp
 Còi xương Thiếu Vitamin D3, mất cân bằng Ca/P  Xương ống chân và xương đùi sưng to, phần đầu mỗi xương phình ra to hơn bình thường – Sụn vô tổ chức, có cấu tạo bất bình thường.– Các mạch máu thâm nhập một cách bất bình thường, không theo quy luật nào cả.  Bổ sung thêm Vitamin D3 cho đàn, đồng thời cân bằng lại hàm lượng Ca và Ph thu nhận.
Bệnh Perosis (do thiếu Mangan) / Gân hóa xương. Do thiếu Mangan – Chân sưng to, ngắn bất thường.– Cánh ngắn. – Xương và khớp bàn chân sưng to, biến dạng. – Bổ sung Mangan đầy đủ nhất là trong quá trình gia cầm sản xuất.– Duy trì cân bằng tỷ lệ Mn-Ca-P.
Loãng xương/ gà đẻ nuôi chuồng lồng mệt mỏi. Gà đẻ thiếu Canxi – Xương mềm, xương “cao su”.– Gia cầm dạt sang 2 bên và phía sau của lồng. – Gãy xương cột sống.– Có ảnh hưởng đến tủy sống. -Bổ sung thêm Ca một cách thích hợp trong giai đoạn sản xuất của gia cầm.– Lượng Ca cho ăn cần để ý, 50% bổ sung dưới dạng đá vôi thô, 50% còn lại nên bổ sung dưới dạng đá vôi mịn.
Nhiễm độc Ionophore (có trong thuốc điều trị cầu trùng) Nhiễm độc  Chân liệt và choãi sang 2 bên, choãi về đằng sau.  Không có tổn thương cụ thể nào  – Trộn thức ăn một cách hợp lý.– Loại bỏ Ionophore ra khỏi cơ thể vật bệnh.
 Viêm da bàn chân, da chân phồng rộp, bỏng amoniac  -Thiếu hụt biotin.-Chất lượng lứa đẻ kém.  Loét da bàn chân  Hoại tử trên bề mặt của gan bàn chân  – Cho ăn chế độ ăn riêng biệt phù hợp với vật khi bị bệnh, bổ sung men sống.-Bổ sung Biotin vào thức ăn.-Điều chỉnh độ ẩm thấp xuống, thông gió phù hợp và tránh tràn nước làm ướt chuồng nuôi.
 Nhuyễn sụn xương chày / hoại tử xương  -Tỷ lệ Ca/P mất cân bằng.-Dư thừa Clorua trong thức ăn  -> chuyển hóa thành axit.-Mất cân bằng axit-bazơ.– Do nhiễm độc tố nấm mốc.  -Vùng đầu gối và các khớp xương cong, sưng.– Chân hình thành các “góc nhọn”.– Thường xảy ra trên những gia cầm > 35 ngày tuổi.  Phần sụn từ xương chày cho đến phần giữa bàn chân bị nhuyễn, mềm dần  -Cân bằng lại chế độ dinh dưỡng.-Thêm một chất có khả năng khử độc tố nấm mốc vào trong thức ăn.

Như vậy, trên đây là toàn bộ những trường hợp có thể xảy ra khi gia cầm mà cụ thể là đàn gà nhà bạn có các dấu hiệu liên quan đến bộ xương, hy vọng những thông tin trên giúp quý độc giả có thêm góc nhìnchủ động hơn trong quá trình chẩn đoán cũng như điều trị.

Nguồn tin: VietDVM

Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu

Địa chỉ kho: số 3, đường Tân Xuân 6, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM

Hotline: 0972502979

Gmail: thietbichannuoibo@gmail.com

Website: https://thietbichannuoibo.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/chuyennghiepchannuoibo

0972.502.979