Cây keo dậu còn được gọi với cái tên cây bình linh được trồng nhiều thành các hàng rào. Đây là nguồn thức ăn xanh được gia súc ưa thích.
Nguồn gốc cây keo dậu
- Tên gọi khác: Cây keo giậu, cây bình linh, bồ kết dại, táo nhơn…
- Tên khoa học: Leucaena Leucocephala.
- Họ: Trinh nữ.
Cây keo dậu có nguồn gốc từ Mexico và các nước ở miền Bắc Trung Mỹ. Tên tiếng Anh của nó có nghĩa là cây đầu trắng để chỉ đặc điểm về hoa. Sau khi người châu Âu phát hiện ra châu Mỹ cũng đem giống cây này phổ biến ra khắp các châu lục khác. Ở Việt Nam được gọi là cây keo dậu vì chúng thường được trồng làm hàng rào (dậu).
Cây phát triển tốt trên đất thoát nước, ít chua, có thể thích nghi với đất mặn vừa ven biển. Cây có đặc điểm chịu khô hạn tốt, khi còn non thì không thể chịu được ngập úng.
Đặc điểm cây keo dậu
- Đây là loại cây thân nhỡ, không có gai.
- Thân cây keo dậu: chiều cao từ 2-4m, màu xanh lục hoặc nâu đỏ. Thân mảnh. Tán lá hẹp.
- Lá cây: Lá dạng kép lông chim hai lần, phần cuống chung dài 12-20mm. Lá lông chim có 4-8 đôi. Lá chét 12-18 đôi, gần như không có cuống và có hình lưỡi liềm. Bề mặt lá nhẵn, cuống lá cấp một có các tuyến hình chậu ( đây là đặc điểm chung của lá cây thuộc họ trinh nữ). lá non mềm, giàu chất đạm nên được sử dụng làm thức ăn cho gia súc.
- Hoa: Hoa mọc thành cụm ở đầu lá nách, có màu trắng, gồm nhiều hoa nhỏ kết thành. Mùa hoa là từ tháng 4-6.
- Quả: Quả cũng mọc thành chùm, hình dáng như quả đậu dẹt, màu xanh lục khi còn non, và chuyển sang màu nâu khi già. Chiều dài 13-14cm. Chiều rông 1,5cm. Phần đầu nhọn. Quả này cũng ăn được giống như các loại đâu khác.
- Hạt cây bình linh: Mỗi quả thường cho 15-20 hạt, dẹt. Khi còn non màu xanh cũng chuyển sang nâu khi hạt già. Vỏ cứng, nhẵn. Hạt xanh có thể ăn được. Khi già thì dùng làm một vị thuốc hoặc thức ăn cho gia súc.
Xem thêm>>>
Sử dụng keo dậu làm thức ăn cho gia súc
Cây keo dậu có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, đặc biệt là protein ( chiếm 21-25%). Vì vậy nó được sử dụng làm thức ăn cho cả gia súc và gia cầm mà không cần phải đầu tư nhiều về kinh tế. Bột lá của cây còn bổ sung caroten, vitamin và khoáng chất. Vậy nhưng cây có một nhược điểm là chứa lượng nhỏ độc tố mimosine (thường có ở phần non của cây như lá, chồi).
Biện pháp làm giảm độc tố của cây bình linh là xử lí nhiệt trên 700 độ C, nhúng trong nước qua đêm, phun dung dịch sulfat sắt II…Khống chế hàm lượng trong thức ăn của gia súc nhỏ hơn 30%.
Liên hệ với chúng tôi: Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu
Hotline: 0972 50 2979
Fanpage: https://www.facebook.com/chuyennghiepchannuoibo
Pingback: Cỏ mulato 2 - Thiết bị chăn nuôi bò Á Châu
Pingback: Cỏ sả - Thiết bị chăn nuôi bò Á Châu