Bệnh viêm da nổi cục hiện nay đang gây ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi của nhiều quốc gia trên thế giới. đây là một bệnh truyền nhiễm. Bệnh gây thiệt hại về kinh tế vì nguy cơ tử vong cho đàn gia súc cao. Tìm hiểu rõ hơn về bệnh này qua bài viết dưới đây:
Mục lục
Bệnh viêm da nổi cục ở trâu bò là gì?
Viêm da nổi cục tên tiếng anh là Lumpy Skin Disease viết tắt LSD. Đây là một trong những bệnh nguy hiểm đối với đàn gia súc. Bệnh được phát hiện đầu tiên vào năm 1929 từ các nước chây Phi. Năm 2013 chúng lan ra nhiều nước trên thế giới, gây ảnh hưởng nặng nề cho ngành chăn nuôi tại các nước châu Á. Năm 2020, ở Việt Nam bắt đầu xuất hiện những cá thể trâu bò đầu tiên bị bệnh và rất nhanh đã lây lan ra các tỉnh khác. Hàng trăm con trâu bò mắc bệnh chết gây thiệt hại cho người chăn nuôi.
Bệnh viêm da nổi cục có thể phát hiện ở gia súc mọi lứa tuổi. Chúng không lây lan sang người. Mùa dịch thường xảy ra vào các tháng mưa ẩm thấp, là điều kiện thuận lợi để cho các loài côn trùng mang bệnh phát triển mạnh reo rắc bệnh tật.Theo thống kê thì tỷ lệ trâu bò mắc bệnh là 10 – 20%, tỷ lệ chết 1 – 5%.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh ở trâu bò đó là một loài vi rút họ Poxviridae, Chi Capripoxvirus. Chúng cùng chi với vi rút gây bệnh đậu trên các loài dê, cừu. Chúng có sức đề kháng cao giống như vi rút dịch tả lợn châu Phi, tồn tại trong môi trường ngoài từ 1 – 3 tháng. Ở nhiệt độ 55 độ C chúng sẽ bị tiêu diệt sau 2 giờ, còn 65 độ C thì sẽ bị tiêu diệt trong 20 phút.
Loại vi rút này được nghiên cứu sống ở trong các nốt sần của cá thể bị bệnh và trong điều kiện -80 độ C thì sống được trong 10 năm còn với dịch nuôi cấy mô ở nhiệt độ 4 độ C sống được trong 6 tháng. Còn với điều kiện thường, vi rút tồn tại trong nốt da hoại tử 33 ngày, trong vảy khô 35 ngày và ít nhất 18 ngày đối với da phơi khô.
Những hóa chất có thể tiêu diệt được vi rút ngoài môi trường bao gồm ether (20%), Chloroform, Formalin (1%), Phenol (2%), Sodium hypochloride (2 – 3%), hợp chất iod pha loãng, Virkon (2%), hợp chất amoni bậc 4 (0,5%).
Véc tơ trung gian gây bệnh được xác định là những loại côn trùng chân đốt như muỗi, ruồi hay ve đực.
Triệu chứng của bệnh viêm da nổi cục ở trâu bò
Thời gian ủ bệnh viêm da nổi cục là từ 4 – 14 ngày.
Đầu tiên sẽ thấy các dấu hiệu như sốt cao đến 41 độ C. Gia súc ăn kém, chán ăn và bỏ ăn. Thân hình gầy sọp, suy nhược. Nếu đang trong giai đoạn cho con bú thì trâu bò giảm sữa rõ rệt.
Tăng tiết dịch như chảy nước mắt, dịch viêm mũi, tăng tiết nước bọt. Mắt đỏ.
Hạch bạch huyết sưng ở các vị trí như hạch trước vai và hạch sau đùi.
Ban đầu là xuất hiện rải rác các nốt sần đường kính 2 – 5 cm, sau đó dần dần thấy rất nhiều. Nốt tập trung ở phần đầu, cỏ, chân, bầu vú, cơ quan sinh dục và đáy chậu sau khi có biểu hiện sốt được 48 tiếng. Có thể phát hiện một cách dễ dàng. Nốt sần hình tròn, mật độ chắc nhô lên trên khỏi bề mặt da đôi khi là ở trong các cơ bên dưới. Các nốt này dần phát triển, có nốt bị viêm nhiễm sẽ hoại tử cuối cùng thành những vết sẹo có bề mặt da xơ hóa. Quá trình này diễn ra trong vài tháng sau đó tạo thành sẹo vĩnh viễn.
Có những nốt hoại tử xuất hiện cả trong khoang miệng, niêm mạc đường hô hấp và đường tiêu hóa.
Hậu quả gây ra là bò đực có thể bị vô sinh tạm thời hoặc vĩnh viễn. Bò cái đang mang thai thường bị sảy thai hoặc thai chết.
Xem thêm>>>
Điều trị bệnh viêm da nổi cục
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị đặc hiệu hiệu cho bệnh viêm da nổi cục trên đàn gia súc này. Tỷ lệ tử vong sau khi mắc bệnh khá cao từ 1 – 5% gây hậu quả nặng nề. Vì vậy ngay khi phát hiện trong đàn có con bị nhiễm bệnh cần cách li hoàn toàn với những con còn lại. Thực hiện các biện pháp tiêu độc khử trùng chuồng trại, giữ khô thoáng để không tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển. Với những con bị bệnh thì chăm sóc theo triệu chứng bệnh, bù nước và điện giải khi trâu bò bị sốt cao, sử dụng thuốc kháng sinh khi có triệu chứng viêm nhiễm trùng.
Phòng bệnh viêm da nổi cục
Vì chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên các biện pháp phòng bệnh mang tính cấp thiết đối với người chăn nuôi. các biện pháp phòng bệnh bao gồm:
- Phun thuốc tiêu độc, khử trùng chuồng trại theo định kì.
- Luôn giữ chuồng trại khô thoáng, sạch sẽ tránh ẩm ướt hoặc lưu cữu phân vật nuôi trong chuồng.
- Phát quang bụi rậm xung quanh khu chuồng trại để không tạo môi trường cho các véc tơ gây bệnh sinh sôi.
- Chọn mua con giống khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng.
- Hạn chế sự chăn thả đàn gia súc bên ngoài.
- Không vận chuyển trâu bò ra vào vùng có dịch.
- Hiện tại đã có vắc xin phòng bệnh, cần tiêm phòng đầy đủ.
Để phòng bệnh viêm da nổi cục một cách nhanh chóng và hiệu quả cần có sự phối hợp của các hộ chăn nuôi và các cơ quan quản lí. Tuyệt đối không dấu dịch, tiêu thụ thịt trâu bò bị bênh làm lây lan ra những địa phương khác. Hãy là những người chăn nuôi có ý thức trách nhiệm.
Liên hệ với chúng tôi: Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu
Hotline: 0972 50 2979
Fanpage: https://www.facebook.com/chuyennghiepchannuoibo
Pingback: Bệnh xoắn khuẩn - Thiết bị chăn nuôi bò Á Châu