Ketone là gì? Nó đóng vai trò gì trong bệnh Ketosis ở bò sữa. Tìm hiểu qua bài biết dưới đây:
Mục lục
Ketone là gì? Bệnh Ketosis ở bò sữa
Ketone là một hợp chất hóa học hữu cơ có ở trong gan của cơ thể sống. Khi cơ thể không tiết đủ insuline để chuyển hóa đường thành năng lượng sử dụng thì sẽ dùng một chất béo khác thay thế. Chức năng của gan sẽ giúp chuyển hóa chất béo này thành ketone và đưa chúng vào máu đi nuôi cơ thể. Các cơ quan khác sẽ lấy từ máu để tạo thành năng lượng.
Thể ketone gồm acetone, acid acetoacetic và beta – hydroxybutyric. Khi hàm lượng các chất này vượt quá chỉ số cho phép trong máu dẫn đến giảm pH máu, hồng cầu mất đi khả năng vận chuyển oxy cũng như cacbonic làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng sống của cơ thể.
Bệnh Ketosis là một bệnh khá phổ biến ở bò sữa, thường xuất hiện ở giai đoạn tiết sữa mạnh hoặc gặp ở cừu khi mang thai. Nguyên nhân của bệnh là tích lũy quá nhiều thể ketone trong máu.
Nguyên nhân gây bệnh Ketosis
- Nguyên nhân chính đó là sự thiếu hụt glucose trong máu ở bò sữa. Chủ yếu là trong thời kì mang thai và cho con bú, glucose được huy động cho thai nhi cũng như tổng hợp lactose của sữa.
- Thức ăn nạp vào không đủ để cung cấp cho cơ thể.
- Thức ăn có chứ tiền ketone có nhiều trong họ đậu ủ xanh.
- Thức ăn giàu xơ, nghèo dinh dưỡng làm cản trở quá trình lên men propionate.
Triệu chứng bệnh Ketosis
Triệu chứng thường gặp của bệnh:
- Thời gian khởi phát từ 10 giờ đến 3 tuần sau đẻ.
- Bò không thèm ăn, lượng sữa giảm, lười vận động, co bóp dạ cỏ giảm, phân khô và chắc.
- Có mùi acetone trong hơi thở và sữa.
- Có triệu chứng thần kinh bất thường: bơ phờ, trì độn hoặc hoảng loạn, kêu rống thậm chí tấn công người.
- Phát hiện thể ketone trong nước tiểu, máu và sữa bằng que thử nước tiểu hoặc xét nghiệm máu.
Xem thêm>>>
Cách phòng và điều trị bệnh Ketosis ở bò
- Không cho bò ăn quá béo khi mang thai, nhất là khi sắp đẻ.
- Bổ sung tiền chất glucose: calci propionate 110-150 gram/ con/ ngày trong khẩu phần ăn trước và sau khi đẻ, hay propylene glyco 300 gram/ con trong 20 ngày tính từ ngày thứ 10 trước đẻ. Bổ sung niacin 10-12 gram/ ngày vào thức ăn tinh và khô riêng biệt.
- Tiêm tĩnh mạch glucose hoặc dextrose.
- Tiêm bắp cortisosteroid, vitamin B12 và vitamin nhóm B.
- Bổ sung vào khẩu phần ăn của bò 200-300 gram nutracor
Liên hệ với chúng tôi: Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu
Hotline: 0972 50 2979
Fanpage: https://www.facebook.com/chuyennghiepchannuoibo
Pingback: Bò bị tiêu chảy người chăn nuôi không nên chủ quan - Thiết bị chăn nuôi bò Á Châu
Pingback: Bệnh viêm da nổi cục và những hậu quả khó lường
Pingback: Bệnh đậu dê nguy hiểm và những thông tin cần biết