Chat hỗ trợ
Zalo

   

Ba Vì phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học

Ba Vì Phát Triển Chăn Nuôi Theo Hướng An Toàn Sinh Học_ Công Ty Á Châu_0972502979
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Huyện Ba Vì là một trong những địa phương có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn của thành phố Hà Nội. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo sản phẩm chăn nuôi bảo đảm chất lượng, thời gian qua, các trang trại trên địa bàn huyện đã đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học.

Theo Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã đầu tư nông trại xanh và phát triển bò Ba Vì Tạ Viết Hùng, hợp tác xã đang chăm sóc đàn bò theo hướng an toàn sinh học từ khâu chọn giống, thức ăn đến chế biến sữa. Nhờ đó, mỗi năm, hợp tác xã sản xuất khoảng 800.000 lít sữa tươi bảo đảm an toàn thực phẩm…

Còn theo ông Đào Văn Thanh ở xã Minh Quang (huyện Ba Vì), với tổng đàn 250 lợn nái và khoảng 400 lợn thương phẩm chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, chuồng trại khép kín… trang trại hạn chế được dịch bệnh phát sinh, lợn sinh trưởng tốt. Mỗi tháng, trang trại xuất chuồng hơn 10 tấn thịt lợn bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chăn nuôi an toàn sinh học: Hướng đến phát triển bền vững - Hànộimới

Đánh giá về hiệu quả của chăn nuôi an toàn sinh học, Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Ba Vì Hứa Bá Trình cho biết, huyện Ba Vì hiện có khoảng 5,7 triệu con gia súc, gia cầm, trong đó có hơn 36.300 con trâu, bò; 173.300 con lợn; hơn 5 triệu con gia cầm… Huyện đã hình thành được vùng chăn nuôi bò sữa, bò thịt ở các xã: Yên Bài, Vân Hòa, Tản Lĩnh; chăn nuôi gia cầm ở các xã: Thụy An, Ba Trại… Nhiều trang trại phát triển theo hướng hiện đại là điều kiện thuận lợi để Ba Vì phát triển chăn nuôi, an toàn theo hướng an toàn sinh học, hữu cơ.

“Thực tế cho thấy mô hình chăn nuôi an toàn không những tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng mà còn kiểm soát được dịch bệnh, hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi”, ông Hứa Bá Trình chia sẻ.

Bên cạnh hiệu quả, việc chăn nuôi an toàn sinh học trên địa bàn vẫn khó nhân rộng do nguồn vốn đầu tư ban đầu khá lớn để xây dựng chuồng trại, hầm biogas xử lý chất thải; chi phí sản xuất cao… Trong khi đó, thiên tai, dịch bệnh, giá thức ăn tăng cao cũng làm người chăn nuôi đắn đo khi chuyển sang chăn nuôi an toàn. Cùng với đó, đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi an toàn còn bấp bênh, rất ít sản phẩm cung cấp cho các siêu thị, cửa hàng tiện ích…

Để nhân rộng các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, Chủ tịch Hội Chăn nuôi và Tiêu thụ gà đồi Ba Vì Nguyễn Đình Thành cho rằng, các ngành chức năng cần tạo điều kiện hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi về kiến thức chăn nuôi an toàn sinh học, kinh phí xây dựng hầm biogas; xây dựng thương hiệu; liên kết tiêu thụ sản phẩm qua các kênh phân phối hiện đại. Nhà nước cũng nên có chính sách hỗ trợ người dân vay vốn đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng con giống…

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Quang Trung, thời gian tới, huyện phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm ở các vùng tập trung. Theo đó, huyện hỗ trợ các chủ trang trại về kỹ thuật, xây dựng chuỗi liên kết trong chăn nuôi, khuyến khích người dân xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh; tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại để quảng bá sản phẩm…

Nguồn: nhipsonghanoi.hanoimoi.com.vn

Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu

Địa chỉ kho: số 3, đường Tân Xuân 6, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM

Hotline: 0972502979

Gmail: thietbichannuoibo@gmail.com

Website: https://thietbichannuoibo.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/chuyennghiepchannuoibo

0972.502.979