Baba con chính là tiền để để người chăn nuôi chăm sóc và phát triển thành ba ba thương phẩm. Cùng tìm hiểu về cách ươm giống cũng như một số bệnh thường gặp ở ba ba con trong bài viết dưới đây:
Cách ươm giống baba con
Baba con mới nở cần có môi trường sống cũng như cung cấp nguồn thức ăn phù hợp:
- Sau khi baba nở chúng ta sẽ cho nó vào một cái xô, chậu bên trong để những cây lục bình hoặc giá thể để nó bám vào.
- Tiếp theo cần chuẩn bị bể nuôi riêng biệt. Bể này xây diện tích rộng vừa phải, bằng chất liệu xi măng. Bên dưới có lót một lớp cát dày 10cm. Có một khu bãi cát dành cho chúng trèo lên nghỉ ngơi, phơi nắng.
- Bể được vệ sinh bằng các chất như Formol, Chlorine, thuốc tím,… để laoij bỏ các tác nhân gây bệnh cho baba.
- Tiến hành bơm nước sạch vào bể chiều cao 20 – 30cm.
- Trước khi thả cần cho baba tắm trong nước có pha muối 10%.
- Mật độ không được quá dày, khoảng 30 – 50 con/ 1m vuông.
- Có thể xây thành nhiều bể nuôi.
- Thức ăn thích hợp dễ tiêu hóa cho baba là trùng chỉ, trùng quế, cá tạp, tép xay nhuyễn… Cho thức ăn vào máng. Khi cho ăn cần quan sát và đánh giá sức ăn của chúng.
- Cần trộn thêm các loại vitamin cùng chất khoáng, men tiêu hóa vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng.
- Khi nuôi được 2,5 – 3 tháng, ba ba đạt được kích thước nhất định thì thả chúng ra môi trường nuôi lớn hơn như ao nuôi.
>>>Xem thêm
Những bệnh thường gặp ở baba con
Một số các bệnh rất hay gặp ở Baba con mọi người cần lưu ý:
- Bệnh kí sinh đơn bào: Nguồn gốc gây bệnh đó là do môi trường nước ô nhiễm tạo điều kiện thuận lợi cho các kí sinh trùng đơn bào phát triển và nhiễm vào baba. Trùng có hình vuông hoặc phễu thường kí sinh trên da, cổ hay kẽ chân con vật. Chúng ta có thể quan sát được bằng mắt thường vì trên bề mặt chúng như có các sợi lông.
- Bênh nấm thủy mi: Nấm xuất hiện ở các vùng như da cổ, chân điển hình là có các vùng trắng xám, sợi nấm nhìn rõ. Dấn dần nấm phát triển dày lên thành các búi lớn như cục bông. Nếu con vật có bất kì vết lở loét nào trên da thì nấm sẽ tấn công. Ba ba sẽ chết nhanh.
- Loét do nhiễm khuẩn: Môi trường nước không đảm bảo là nguyên nhân dẫn đến các vi khuẩn sinh sôi. Ba ba cắn nhau hay khi bơi, bò va quệt vào các cạnh sắc nhọn tạo thành vết thương hở. Vi khuẩn theo vết thương tiến vào sâu và tạo thành các vết loét lâu lành. Khêu vào sâu bên trong miệng vết loét sẽ thấy các cục bông trắng. Con ba ba lúc này có hiện tượng bị xuất huyết ở vết thương. Tỉ lệ tử vong lên đến 30 – 40%.
Liên hệ với chúng tôi: Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu
Hotline: 0972 50 2979
Fanpage: https://www.facebook.com/chuyennghiepchannuoibo
Pingback: Con baba có mấy loại được biết đến ở nước ta? - Thiết bị chăn nuôi bò Á Châu