Chat hỗ trợ
Zalo

   

Bệnh sổ mũi truyền nhiễm (Coryza) trên gà

Bộ Sưu Tập Hình ảnh Những Con Gà Siêu Chân Thật, đáng Yêu
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Bệnh sổ mũi truyền nhiễm (coryza) là một bệnh hô hấp cấp tính của gà với biểu hiện đặc trưng bởi hiện tượng chảy nước mũi, khó thở, sưng phù đầu mặt . . . . Bệnh được tìm thấy trên toàn thế giới, với mức độ đặc biệt nghiêm trọng do bệnh xảy ra trên gà ở mọi lứa tuổi gây thiệt hại kinh tế nặng nề. Bệnh do vi khuẩn Haemophilus paragallinarum, hiện nay còn được gọi Avibacterium paragallinarum, một vi khuẩn Gr – là nguyên nhân gây ra căn bệnh này.

Ở Việt Nam bệnh xảy ra quanh năm và gây thiệt hại kinh tế nặng nề cho người chăn nuôi hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ đề cập tới mức độ nguy hiểm, cũng như những thiệt hại to lớn do bệnh gây ra và cách sử lý khi trại nhiễm bệnh.

Ngoài coryza gây các biểu hiện trên đường hô hấp còn có một số bệnh khác cũng có những biểu hiện trên như Newcastle, Gumboro, CRD …

Bệnh sổ mũi truyền nhiễm (Coryza) trên gà
Gà mắc bệnh sổ mũi truyền nhiễm (coryza)

Về vi khuẩn gây bệnh

Vi khuẩn gây bệnh là Haemophilus paragallinarum, hiện nay còn được gọi là Avibacterium paragallinarum, là một vi khuẩn hiếu khí, Gr -, khi nuôi cấy trong môi trường thạch máu sau 24h cho ra những khuẩn lạc nhỏ tách rời như hạt sương.

Vi khuẩn được chia làm 3 serotype A, B và C có tương quan về các receptor.

Gà là động vật cảm thụ chủ yếu, đôi khi vi khuẩn vẫn gây bệnh cấp tính trên chim trĩ và gà lôi.

Vi khuẩn có thể tồn tại 2 – 3 ngày ngoài môi trường, nhưng dễ dàng bị tiêu diệt bởi nhiệt, các chất khử trùng thông thường.

Chim hoang dã được cho là nơi lưu trữ mầm bệnh và là nguyên nhân xảy ra các ổ dịch tại các trại chăn nuôi.

Con đường truyền lây và dịch tễ học

Bệnh xảy ra với nguyên nhân do các loài chim hoang dã lây nhiễm hay do vi khuẩn tồn tại và lưu trú trong môi trường. Gà ở mọi lứa tuổi đều mắc bệnh tuy nhiên mức độ nhạy cảm tăng dần theo tuổi tác.

Khi gà mắc bệnh thời gian ủ bệnh ngắn 1 – 3 ngày, độ tuổi mắc bệnh thường 2 – 3 tuần. Trong điều kiện thông thường bệnh càng kéo dài càng có nhiều những tác nhân kế phát xuất hiện.

Bệnh được lây lan từ gà ốm sang gà khỏe, do gà tiếp súc với mầm bệnh ngoài môi trường. Các trang trại có nuôi hỗn hợp có tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn.

Khi bệnh xâm nhập vào cơ thể sau 1 – 3 ngày ủ bệnh gà có các triệu trứng ban đầu sau 2 – 3 ngày chúng nhanh chóng lây lan ra toàn đàn thông qua dịch tiết mang mầm bệnh hay phân gà bị bệnh, kết quả gây thiệt hại nghiêm trọng cho người chăn nuôi cả về sản lượng trứng lẫn tỉ lệ hao hụt đầu con.

Tiến trình có các biểu hiện lâm sàng

– Gà giảm ăn, ủ rũ.

– Sản lượng trứng giảm.

– Sưng đầu và sưng mặt( phù đầu hay phù mặt).

– Dịch viêm chảy ra từ mũi bắt đầu trong sau đặc và đóng cục mủ trắng, ấn tay vào thấy cứng, nhìn 2 bên mũi thấy phình to.

– Mắt bị viêm kết mạc nên dính hai mí lại không mở ra được chỉ mở được một phần nhỏ. Do đó gà không ăn uống được và chết.

– Các biểu hiện bệnh có thể kéo dài 2 tuần.

– Tỷ lệ mắc bệnh có thể 100 nhưng tỷ lệ chết thấp. Gà khi khỏi bệnh có miễn dịch nhưng lại mang trùng làm lây lan sang những đàn mới.

– Giai đoạn cuối của ổ dịch một số con thở khó và ho(do dịch viêm cô đặc trong khoang mũi làm nghẹt thở). Tỷ lệ chết tăng nhanh chóng do nhiễm trùng kế phát.

Bệnh sổ mũi truyền nhiễm (Coryza) trên gà
Đầu, mặt gà sưng do nhiễm bệnh coryza
Bệnh sổ mũi truyền nhiễm (Coryza) trên gà
Gà mắc bệnh coryza

Bệnh sổ mũi truyền nhiễm (Coryza) trên gà

Mào tích gà sưng do nhiễm bệnh coryza

Các biểu hiện khi mổ khám

– Mổ ở xoang mũi thấy dịch viêm lúc đầu trong sau đặc trắng như bã đậu.

Bệnh sổ mũi truyền nhiễm (Coryza) trên gà
Bã đậu tìm thấy trên gà nhiễm bênh coryza

– Tổ chức dưới da, đầu và tích bị phù thũng.

– Xoang niêm mạc, kết mạc mắt bị viêm đỏ.

Các biểu hiện bên trong nội tạng thường do kế phát với các bệnh khác, Coryza ít có các bệnh tích đặc trương trong các cơ quan nội tạng.

Bệnh sổ mũi truyền nhiễm (Coryza) trên gà
Khí quản xuất huyết và chứa nhiều dịch nhầy
Bệnh sổ mũi truyền nhiễm (Coryza) trên gà
Mổ khám xoang mũi gà mắc bệnh coryza
Bệnh sổ mũi truyền nhiễm (Coryza) trên gà
Buồng trứng gà nhiễm bệnh coryza trên gà đẻ

Thiệt hại kinh tế

Hiện nay bệnh chủ yếu xảy ra trên gà đẻ và có thiệt hại to lợn cho chăn nuôi gà đẻ trứng. Bệnh lây nhiễm nhanh trên đàn gà đẻ, đặc biệt là gà đẻ nuôi nền như ở nước ta hiện nay. Thiệt hại chủ yếu là hiện tượng giảm đẻ nhanh chóng, ban đầu là 5 – 10% sau tăng dần lên 40% nếu để lâu gà sẽ dừng đẻ (100%).

Tuy nhiên sau khi điều trị thành công tỷ lệ đẻ tăng lên rất chậm, cần phải mất 3 – 4 tuần để đàn gà lấy lại tỷ lệ đẻ như ban đầu.

Trên gà thịt thiệt hại chủ yếu tới tốc độ tăng trọng, tuy nhiên chúng tôi vẫn chưa ghi nhận những con số thống kê cụ thể những thiệt hại do bệnh này gây ra.

Kiểm soát và điều trị

Đối với bệnh Coryza việc kiểm soát bệnh cần chú ý 2 vấn đề chính.

– Kiểm soát bằng chăm sóc, nuôi dưỡng và an toàn sinh học.

Trong kiểm soát sự lưu hành của vi khuẩn gây bệnh Coryza chúng ta cần lưu ý, ngoài các biện pháp an toàn sinh học như những bệnh truyền nhiễm khác ta cần đặc biệt chú ý tới việc để trống chuồng sau mỗi lứa nuôi và phương pháp quản lý “cùng vào cùng ra”.

Do vi khuẩn có thể tồn tại được trong môi trường 2 – 3 ngày nên việc để trống chuồng sau mỗi lứa nuôi sẽ là phương pháp tốt nhất để loại bỏ mầm bệnh ra khỏ trại.

Việc tiến hành “cùng vào cùng ra” hiện đang được áp dụng thành công tại nhiều trang trại để kiểm soát bệnh Coryza. Ngoài ra việc phun thuốc sát trùng định kỳ cho trại cũng là phương pháp cần được chú y tới.

– Kiểm soát bằng vaccine

Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi và mạng lại hiệu quả cao. Vaccine phòng bệnh Coryza cần được chủng ngừa trước 4 tuần khi vi khuẩn tấn công vào cơ thể gà. Lịch tiêm được khuyến cáo nên chủng ngừa lần một vào tuần 6 tuy nhiên tại một số khu vực có áp lực dịch cao nên chủng ngừa lần một vào tuần 4 để bảo vệ đàn gà thịt cũng như gà đẻ giai đoạn hậu bị, chủng ngừa lại lần 2 được khuyến cáo sử dụng trước khi gà lên đẻ để đảm bảo hiệu quả trong quá trình nuôi.

Các chủng được sử dụng để làm vaccine hện nay gồm có chủng A, B và chủng C, tuy nhiên ở nước ta chủng B được bảo hộ chéo bởi 2 chủng A và C vậy việc đưa vaccine chủng B ra thị trường không mang lại hiệu quả, bổ sung chủng B vào vaccine làm tăng giá thành vaccine mà không mang lại hiệu quả rõ rệt. Vậy nên sử dụng vaccine chủng A và C của các công ty sản xuất có uy tín để bảo vệ đàn gà.

Trên thế giới hiện nay vaccine chủng A và C không đạt được khả năng bảo hộ được ghi nhận duy nhất tại Nam Phi, đang có nhưng nghi ngờ về sự hình thành chủng vi khuẩn mói của bệnh này. một số nghiên cứu tại Nam Phi cũng cho thấy vaccine chủng A và C không có khả năng bảo hộ được vi khuẩn chủng B. Do vậy việc có thêm các nghiên cứu về chủng mới và khả năng bảo hộ chéo giữa các chủng của vi khuẩn gây bệnh Coryza.

Những nghiên cứu gần đây cho thấy việc sử dụng vaccine các chủng quốc tế có hiệu quả không tốt bằng sử dụng các chủng được phân lập tại địa phương, tuy nhiên thông tin trên vẫn đang có nhiều tranh cãi chưa thống nhất.

Xử lý đàn gà khi nhiễm bệnh

Hiện nay Amoxcicylin ở nước ta vẫn đang điều trị rất có hiệu quả. Ngoài ra các loại khánh sinh sau đây cũng đang được khuyến cáo sử dụng Streptomycin, Dihydrostreptomycin, sulphonamide, Tylosin, Erythromycin, Flouroquinolones và Gentamycin (khi sử dụng Gentamycin thường làm cho đàn gà có dấu hiệu mệt hơn nên cần nâng cao sức đề kháng trước và sau khi sử dụng kháng sinh). Tuy nhiên để điều trị thành công và hạn chế tới mức tối đa những thiệt hại do bệnh gây ra ta cần chú ý

– Cần luôn quan sát và quản lý đàn gà để kíp thời phát hiện bệnh sớm. Cần tách dần những con nghi nhiễm (dựa vào triệu trứng lâm sàng).

– Bổ sung các chất nâng cao sức đề kháng cho gà. Sử dụng các chất điện giải, vitamin C nâng cao khả năng miễn dịch và sức khỏe để chống chịu lại bệnh.

– Bắt từng con và tiến hành cho uống kháng sinh. Trong trường hợp số lượng ít và mang tính nguy cấp. (với những đàn dưới 3.000 con nên sử dụng phương pháp này để nâng cao khả năng điều trị và giảm chi phí điều trị).

– Sử dụng thêm các chất long đờm. Trong điều trị bệnh Coryza việc sử dụng các hoạt chất có tác dụng long đờm là vô cùng cần thiết và quan trọng, do vi khuẩn tấn công vào đường hô hấp trên gây tăng chất nhờn làm cho gà không thể hô hấp bình thường được. Vì vậy việc giúp gà có thẻ thở được sẽ đẩy nhanh quá trình hấp thu thuốc điều trị và nâng cao sức khỏe đàn gà từ đó nâng cao khả năng miễn dịch tự nhiên của gà từ đó dề dàng vượt qua dịch bệnh và giảm thiệt hại kinh tế

Kết hợp tăng cường phun thuốc sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh bên ngoài môi trường, định kỳ 3 ngày một lần

Nguồn: VietDVM

Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu

Địa chỉ kho: số 3, đường Tân Xuân 6, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM

Hotline: 0972502979

Gmail: thietbichannuoibo@gmail.com

Website: https://thietbichannuoibo.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/chuyennghiepchannuoibo

0972.502.979