Bệnh viêm da tiết dịch ở lợn

Bệnh Viêm Da Tiết Dịch ở Lợn_công Ty Á Châu_0972502979
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Với các loại bệnh thì viêm da tiết dịch này có lẽ là bệnh ngoài da phổ biến nhất ở lợn, về mặt bệnh lý là viêm da/ viêm biểu bì, đặc điểm quan trọng nhất của bệnh là không gây kích ứng, làm cho tình trạng da dễ phân biệt các triệu chứng lâm sàng với các bệnh về da khác ở lợn, chẳng hạn như Bệnh ghẻ – Sarcoptic Mange.

Có rất nhiều biểu hiện của bệnh, phạm vi các tổn thương khu trú trên cơ thể bao gồm các tổn thương từ ở vành tai đến toàn thân. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ lợn sơ sinh đến lợn trưởng thành.

Sự phát triển của bệnh tật

Sinh vật gây bệnh sống trên bề mặt da của lợn, nhưng chúng cần một số tác nhân kích hoạt để tạo điều kiện gây bệnh. Những tác nhân kích hoạt gây bệnh viêm da tiết dịch ở lợn có thể bao gồm những nguyên nhân sau:

1. Lợn bị tổn thương da do đánh, cắn nhau hoặc do bị các bệnh ngoài da khác (ví dụ như Bệnh ghẻ – Sarcoptic Mange, Bệnh đậu mùa – Pig Pox, Bệnh vẩy phấn hồng – Pityriasis Rosea) hoặc trầy xước bởi nền chuồng và nhiễm khuẩn từ sàn nhà, máng ăn hoặc phân chuồng.

2. Do lớp màng mỡ hoặc phân phủ trên da, theo đó sinh vật gây bệnh có thể sinh sôi.

3. Do độ ẩm cao, tạo ra một lớp màng ẩm trên da, trong đó sinh vật gây bệnh có thể sinh sôi.

Vi khuẩn Staphylococcus hyicus có thể được tìm thấy trên da của hầu hết các quần thể lợn, nhưng dường như có nhiều chủng vi khuẩn khác nhau và các biến thể mới có thể được phát hiện (thường là với đàn lợn mới nhập về) và gây ra dịch bệnh.

Biện pháp phòng hội chứng còi cọc ở heo con sau cai sữa | Diễm Uyên -  HUPHAVET - Đồng hành cùng người chăn nuôi

Các triệu chứng phát hiện lâm sàng

Ở lợn con nhỏ hơn 8 tuần tuổi, biểu hiện phổ biến nhất của Bệnh viêm da tiết dịch ở lợn là một trong những biểu hiện vảy phát triển từ màu nâu đến đen, thường bắt đầu xung quanh vai và cổ và lan rộng ra một phần hoặc toàn bộ cơ thể lợn. Bệnh xảy ra với lợn càng ít tuổi thì càng gây ra hậu quả càng nghiêm trọng. Bệnh có thể xảy ra ở lợn con đang bú sữa khi còn nhỏ khoảng 3-4 ngày tuổi, và với lứa tuổi này, bệnh có thể gây chết do sự xáo trộn xảy ra đối với sự cân bằng chất lỏng.

Ở lớp vảy ở giai đoạn cuối, viêm loét da cấp tính có thể xảy ra, đặc biệt là trên vùng da mềm ở bụng và ngực và có thể dễ bị nhầm với vết loét do tiếp xúc (ví dụ do thuốc sát trùng hoặc rửa vôi). Dạng bệnh này có thể gặp khi lợn con mới 1 ngày tuổi và thường gây tử vong.

Đôi khi vi khuẩn Staphylococcus hyicus có thể liên quan đến hoại tử mặt – da mặt bị thâm đen do tổn thương ổ răng từ lợn con cùng lứa trong đàn không được cắt răng nanh sau khi sinh. (Vi khuẩn Fusobacterium seprophorum là nguyên nhân phổ biến hơn của bệnh này).

Hơn nữa, viêm da kín sẽ thường xảy ra xung quanh đầu, cổ và vai của lợn đã cai sữa gây ra bởi tụ cầu khuẩn có trên da như hậu quả của các vết thương do việc cắn, đanh nhau. Dạng bệnh này thường sẽ xuất hiện và lan rộng trong đàn lợn cai sữa.

Khi lợn cai sữa và lợn choai có độ tuổi lớn hơn, hậu quả của bệnh viêm da tiết dịch lan rộng trước đó ở các cá thể có thể được coi là một phần của quá trình chữa bệnh. Da sẽ có vẻ sáng bóng, thường không có lông và có màu cam đặc trưng. Quá trình chữa bệnh này có thể cực kỳ chậm, đến mức lợn vẫn có thể không được chữa lành vào thời điểm đạt trọng lượng giết mổ, dẫn đến da bị sần sùi.

Staphylococcus hyicus có liên quan đến sự phát triển của bệnh hoại thư khô tứ chi – ảnh hưởng đến đuôi của lợn con, thường xảy ra trước khi xảy ra hiện tượng cắt đuôi và vành tai của lợn cai sữa từ 6-7 tuần trở lên. Kết quả sau đó là hoại tử vành tai, tuy nó rõ ràng là vô hại về mặt hệ thống nhưng tình trạng này gây mất thẩm mỹ và rất khó coi.

Vết thương của bệnh viêm da tiết dịch cục bộ ở lợn cũng có thể xuất hiện trên chân của lợn cai sữa, bắt đầu ở chân và leo dần lên trên khắp cơ thể. Tại đây, vết thương chủ yếu xuất hiện gần vành móng, cho phép vi khuẩn cư trú trên da xâm nhập vào.

Một biểu hiện nữa của bệnh bệnh viêm tiết dịch này xảy ra ở lợn trưởng thành. Xảy ra các vết thương màu đen trên bề mặt da, thường xuất hiện ở trên lưng, không gây kích ứng và dường như vô hại. Chúng có thể phản ánh một số dạng suy giảm miễn dịch ở từng con vật, các vết bệnh thường tồn tại suốt đời và khó chữa trị, và những lứa lợn nái bị ảnh hưởng có thể biểu hiện bệnh viêm da tiết dịch kinh điển sớm trong đời. Hiếm khi lợn nái có thể bị viêm loét da cấp tính tương tự như ở lợn con, nhưng thường không gây tử vong.

Cuối cùng, một dạng nhiễm khuẩn Staphylococcus hyicus hiếm gặp và gây tử vong được báo cáo ở từng nái, trong đó toàn bộ da bị ảnh hưởng, trở nên dày dần và nhăn nheo (như da tê giác) và xảy ra tình trạng mất da dần dần sau đó mất da trầm trọng xảy ra. Những con vật nhiễm bệnh xảy ra tình trạng này thường sẽ được tiêu huỷ.

Điều trị bệnh

Là một dạng bệnh nhiễm khuẩn, Bệnh viêm da tiết dịch ở lợn sẽ được điều trị tốt nếu sử dụng kháng sinh, với điều kiện:

1) Sử dụng các loại kháng sinh có hiệu quả chống lại chủng vi khuẩn liên quan.

2) Phải dùng đủ liều và đủ thời gian điều trị.

3) Sử dụng kháng sinh thẩm thấu vào da với nồng độ vừa đủ.

4) Cần điều trị sớm

Các nhóm kháng sinh lincomycin, penicilin và cephalosporin là phương pháp hiệu quả nhất khi điều trị bằng đường tiêm hoặc đường uống. Sử dụng thuốc kháng sinh bôi trực tiếp lên da có thể hữu ích nhưng hiện chưa có bất kì loại kháng sinh nào ở Anh được cấp phép sử dụng cho mục đích này, mặc dù bác sĩ thú y tư vấn có thể kê đơn các nhóm kháng sinh “không được cấp phép”.

Đối với lợn con, việc cung cấp nước cho chúng là rất quan trọng và bất kỳ lợn con nào đang bú mẹ cũng phải được cung cấp các chất điện giải hỗ trợ nếu bệnh viêm tiết dịch nhờn xảy ra.

Việc sử dụng xà phòng (ví dụ như Savlon) có thể là một phương pháp hỗ trợ điều trị hữu ích để loại bỏ lớp nhờn trên da và tiêu diệt cục bộ vi khuẩn trên da.

Bất kỳ bệnh nào xảy ra đồng thời gây ra Bệnh viêm da tiết dịch ở lợn (ví dụ như Bệnh ghẻ Sarcoptic Mange) cũng phải được điều trị.

Phòng ngừa bệnh

Nếu bất kỳ một đặc điểm nào có thể bị lộ ra sẽ dẫn đến các vết thương phát triển nhanh chóng, đó là tổn thương da, do đánh nhau, mài mòn bởi sàn nhà, v.v. Bất kỳ chương trình kiểm soát nào cũng phải tính đến điều này. Có thể giảm việc cắn, đánh nhau ở lợn bằng cách giảm thiểu việc trộn lẫn các lứa kháu nhau và hạn chế vận chuyển, duy trì các nhóm ổn định và đảm bảo lợn được tiếp cận tự do với thức ăn, nước uống và không gian nằm. Việc cắt hoặc mài răng nanh sẽ giúp làm làm giảm tổn thương da do đánh nhau (nên thực hiện trong vòng 3 ngày đầu sau sinh nhưng cần được bác sĩ thú y xác định và hỗ trợ – không được phép cắt răng định kỳ). Có thể giảm bớt sự đánh nhau khi cai sữa bằng cách tạm thời để lợn trong bóng tối trong một hoặc hai giờ hoặc xịt chất khử mùi (ví dụ: Maskomal: Dupont), tắm lợn với dung dịch xà phòng loãng (ví dụ: Savlon) hoặc chất khử trùng (ví dụ: 1% Virkon S) trước khi trộn. Các kỹ thuật sau này cũng có thể làm giảm sự xâm lấn của da.

Ngoài ra, khi đối mặt với vấn đề lâm sàng, nhiều trang trại sẽ tắm lợn bằng Savlon hoặc Virkon S để giảm nhiễm bẩn da và do đó giảm nguy cơ nhiễm khuẩn Staphylococcus hyicus thứ cấp vào vết thương. Cần chú ý tránh để lợn bị lạnh và tránh độ ẩm quá cao trong khi duy trì luồng không khí phù hợp.

Nơi các vết thương bắt đầu là xung quanh bàn chân nên việc chú ý đến sàn nhà là điều cần thiết.

Trong các trang trại có các vấn đề khó chữa lâu dài xảy ra, việc sử dụng thuốc có chiến lược (trộn thuốc trong thức ăn hoặc pha trong nước) có thể thích hợp trong thời gian ngắn hạn để đề phòng dịch bệnh phát triển và trong một số trường hợp, vắc xin tự sinh hoặc vắc xin dành riêng cho trang trại có thể được chuẩn bị để áp dụng cho lợn nái hoặc lợn con. Tuy nhiên, việc điều chỉnh các yếu tố kích hoạt vẫn là một ưu tiên.

Nguồn: ACARE VIETNAM

Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu

Địa chỉ kho: số 3, đường Tân Xuân 6, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM

Hotline: 0972502979

Gmail: thietbichannuoibo@gmail.com

Website: https://thietbichannuoibo.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/chuyennghiepchannuoibo

0972.502.979