Biến đổi gen vi khuẩn để chế tạo vắc-xin

Biến đổi Gen Vi Khuẩn để Chế Tạo Vắc-xin_ Công Ty Á Châu_ 0972502979
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Dự án MycoSynVac do EU tài trợ kết hợp kỹ thuật gen và công nghệ sinh học để thiết kế một khung vắc-xin thú y mới lạ dựa trên vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae. Bằng cách kết hợp chuyên môn của mình về sinh học hệ thống cùng với các phương pháp sinh học tổng hợp tiên tiến, các nhà nghiên cứu sẽ chế tạo một khung vắc-xin phổ quát, không có độc tính và được tối ưu hóa để phát triển nhanh chóng trong môi trường không có huyết thanh.

Khung vắc-xin này sẽ được sử dụng để chế tạo ra các loại vắc-xin cụ thể chống lại 2 mầm bệnh hiện đang rất gây hại ở gia súc và gây thiệt hại tài chính lớn cho ngành chăn nuôi. Khung vắc-xin này cũng sẽ thiết lập cơ sở cho các ứng dụng tiềm năng khác, chẳng hạn như liệu pháp tế bào và điều trị bệnh viêm phổi.

MycoSynVac là một dự án của Liên Minh Châu Âu trị giá 8 triệu Euro, cộng tác với các nhà khoa học tại Trung tâm Biến đổi Bộ gen ở Barcelona (Tây Ban Nha) và với sự tham gia của các đối tác học thuật và công nghiệp ở Hà Lan, Pháp, Anh, Đức, Đan Mạch và Áo.

Vi khuẩn Mycosplasma là những sinh vật tự tái tạo nhỏ nhất. Chúng thiếu một thành tế bào, do đó làm cho chúng kháng được hầu như tất cả các kháng sinh; và các nhiễm khuẩn do Mycoplasma gây ra ở gia súc dẫn đến thua lỗ nhiều triệu euro hàng năm ở Châu Âu và trên toàn thế giới. Mặc dù đã có vắc-xin chống lại hai chủng Mycoplasma ảnh hưởng đến lợn và gia cầm, nhưng vẫn chưa có vắc-xin cho nhiều chủng Mycoplasma khác mà ảnh hưởng không chỉ gia súc mà còn ảnh hưởng cả thú cưng và con người.

Dự án MycoSynVac H2020 EU mới nhằm mục đích biến đổi sinh học vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae thành một khung chung cho việc chủng ngừa bằng cách sử dụng các phương pháp sinh học tổng hợp tiên tiến. “Chúng tôi sẽ chế tạo một loại vi khuẩn mới để sử dụng làm một loại vắc xin,” Luis Serrano, Giám đốc Trung tâm Biến đổi Bộ gen (CRG) cho biết. “Chúng tôi sẽ loại bỏ các gen khiến vi khuẩn có khả năng gây bệnh và cải thiện khung vắc-xin chung để có thể phát triển tối ưu trong môi trường không có huyết thanh. Bằng cách cho biểu hiện một số kháng nguyên vô hại từ một hoặc nhiều tác nhân gây bệnh, chúng tôi sẽ tạo ra được vắc-xin trung gian có đích nhắm rõ ràng. Chúng tôi đã nghiên cứu trong một thời gian dài để hiểu rõ Mycoplasma pneumoniae và hiện đã sẵn sàng để tiến thêm một bước về phía trước và sử dụng kiến ​​thức này vì lợi ích của xã hội,” Maria Lluch, nhà khoa học tại CRG, cho biết thêm. Giai đoạn hai của dự án này bao gồm phát triển các vắc-xin giảm độc lực (với tác nhân gây bệnh bị suy yếu nhưng vẫn còn sống) và/hoặc vắc-xin bất hoạt (với mầm bệnh bị giết chết) để chống lại vi khuẩn M. hyopneumoniae, gây bệnh ở lợn, và vi khuẩn M. bovis, gây bệnh ở gia súc.

Liều tiêm, lịch tiêm vắc-xin thương hàn

Cải thiện sức khỏe động vật và hơn thế nữa

Hiện chưa có vắc-xin hiệu quả nào chống lại nhiều chủng vi khuẩn Mycoplasma gây nhiễm bệnh ở thú cưng, con người và gia súc. Việc nghiên cứu và phát triển đã bị cản trở do hầu hết các vi khuẩn Mycoplasma rất khó để phát triển nếu không có sự hiện diện của các sinh vật khác và đòi hỏi phải có một môi trường phức tạp trong đó có huyết thanh động vật. Do đó, ngay cả trong những trường hợp mà vắc-xin hiệu quả đã có, nhưng quá trình sản xuất ra các loại vắc-xin này hầu như không tái sản xuất được và dễ bị nhiễm bẩn bởi virus.

Để đáp ứng nhu cầu của ngành chăn nuôi, dự án MycoSynVac sẽ tận dụng kiến ​​thức sâu rộng về sinh học hệ thống của các nhà khoa học về vi khuẩn M. pneumoniae và các phương pháp sinh học tổng hợp tiên tiến để chế tạo ra một khung Mycoplasma chassis phổ quát có thể phát triển thành đơn vắc-xin hoặc đa vắc-xin ở nhiều loại động vật khác nhau. Ngoài ra, vi khuẩn bị biến đổi cũng sẽ phát triển hiệu quả và có thể tái sản xuất trong một môi trường không có huyết thanh, một việc sẽ cải thiện đáng kể việc sản xuất, chất lượng, và hiệu quả của nó.

Các nhà nghiên cứu dự đoán rằng, khung vi khuẩn mycoplasma này có thể sẽ tiếp tục được phát triển cho các vắc-xin khác và sẽ có những ứng dụng tiềm năng khác, chẳng hạn như trong liệu pháp tế bào và điều trị bệnh viêm phổi.

Nguồn: Sở KHCN Đồng Nai

Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu

Địa chỉ kho: số 3, đường Tân Xuân 6, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM

Hotline: 0972502979

Gmail: thietbichannuoibo@gmail.com

Website: https://thietbichannuoibo.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/chuyennghiepchannuoibo

0972.502.979