Bệnh gạo bò do ấu trùng Cysticercus bovis của sán dây trưởng thành Taenia saginata gây nên. Ấu trùng Cysticercus bovis ký sinh ở tim, cơ lưỡi, cơ đùi, cơ bụng, cơ lưng, cơ hàm, cơ liên sườn… trên ký chủ bò. Ngoài ra, có trâu, dê, cừu và sán dây Taenia saginata ký sinh ở trong ruột non người. Bệnh phân bố nhiều ở các nước châu Á và châu Phi. Ở Việt Nam, tình hình nhiễm bệnh tùy theo khu vực.
Triệu chứng
Ở giai đoạn đầu, triệu chứng khá rõ, điển hình là con vật già yếu, ỉa chảy nặng. Đến ngày thứ 4 – 5 triệu chứng ỉa chảy giảm đi, ăn ít, con vật hay nằm ngừng nhai lại, dạ cỏ chướng hơi, khi ấn mạnh vào dạ lá sách, dạ tổ ong, cơ dưới hàm, cơ bụng, cơ lưng thì con vật đau. Niêm mạc nhợt nhạt, nhịp tim và nhịp thở tăng. Sau 6 – 12 ngày các triệu chứng giảm dần, sức khỏe dần bình thường trở lại. Có trường hợp con vật chết. Thường vào ngày thứ 7, thân nhiệt hạ từ 400C xuống 340C, thường chết ở ngày thứ 8 kể từ khi phát bệnh.
Khi mổ xác con vật bị cấp tính thấy nhiều điểm tụ huyết ở tổ chức dưới da cơ hàm, cơ bụng, cơ liên sườn, tim, có nhiều điểm tụ huyết, trong xoang bụng có nước lẫn máu, dạ cỏ viêm cata, niêm mạc ruột non xuất huyết và viêm nặng, màng treo ruột, màng bụng, lách đều có nhiều vệt tụ huyết, hạch màng treo ruột sưng to trong có nước, bổ đôi hạch có màu hơi đỏ, xung huyết mạch máu não.
Phòng bệnh
Bệnh gạo bò là bệnh chung cho người và gia súc, do đó phải kết hợp chặt chẽ giữa thú y và y tế.
Xây dựng, củng cố và thực hiện nghiêm ngặt quy định kiểm nghiệm thịt, các lò mổ, các nhà máy chế biến thực phẩm. Nếu trên 40 cm2 thịt có nhiều hơn 3 hạt gạo thì xử lý bằng cách:
– Luộc chín, sau đó cắt thịt thành miếng 1 – 2 kg, dày 5 – 6 cm, luộc trong 45 phút đến 1 giờ (ấu trùng chết ở 60 – 700C).
– Ướp muối, ngâm thịt trong nước muối đặc, sau 3 tuần thì gạo chết.
– Ướp lạnh ở nhiệt độ -10 – -150C từ 10 – 15 ngày. Sau đó phải thử sức sống của gạo khi dùng thịt làm thực phẩm (bóc một số hạt gạo ở thịt đã ướp lạnh, cho vào đĩa lồng chứa dịch mật bò (80%) pha với nước sinh lý (20%), để ở tủ ấm 39 – 400C khoảng 15 phút. Màng ngoài của gạo bị phân hủy giải phóng đầu sán dây, nếu thấy đầu sán dây không chuyển thì gạo đã chết.
Xây dựng hố xí 2 ngăn hoặc hố xí tự hoại để ngăn ngừa không cho bò ăn phải đốt sán dây trong phân người.
Nâng cao ý thức vệ sinh của nhân dân, tuyên truyền giáo dục cho mọi người hiểu những kiến thức cơ bản và tác hại của bệnh.
Điều trị bệnh
Diệt ấu trùng sán dây (gạo) ở người bằng một trong hai phác đồ sau:
– Praziquantel: liều 30 mg/kg TT/ngày x 15 ngày, chia thành 2 – 3 đợt (mỗi đợt cách nhau 10 – 20 ngày).
– Praziquantel: liều 15 – 20 mg/kg TT ngày đầu, những ngày sau dùng Albendazole 15 mg/kg TT/ngày x 30 ngày, chia thành 2 – 3 đợt (mỗi đợt cách nhau 20 ngày).
* Đối với bò: cũng có thể áp dụng các phác đồ trên để điều trị bệnh gạo. Tuy nhiên, nếu đã chẩn đoán chính xác động vật bị bệnh gạo thì nên loại thải và xử lý đúng theo quy định kiểm tra vệ sinh thú y.
Nguồn: nguoichannuoi.vn
Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu
Địa chỉ kho: số 3, đường Tân Xuân 6, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM
Hotline: 0972502979
Gmail: thietbichannuoibo@gmail.com
Website: https://thietbichannuoibo.vn/