Người ta đã nói nhiều về sự phát triển vượt bật của di truyền hơn 50 – 60 năm qua. Ngoài ra, trong cùng khoảng thời gian này, gà đẻ thương mại đã chuyển đổi từ gà đẻ theo mùa thành gà giống lai hiện đại có năng suất cao mà chúng ta có ngày nay. Điều này đã làm thay đổi từ giống gà sản xuất 2 đến 3 ổ một năm, thành gà đẻ với khả năng sản xuất 500 trứng trong 2 năm chu kì sống.
Trong thời gian này, đã có một sự rút ngắn sự cấu thành chu kì đáng kể, giảm từ 26 – 27 giờ đến gần hơn 24 giờ. Điều này đã làm giảm đi thời gian hình thành quả trứng, chủ yếu là giảm thời gian đòi hỏi để tạo nên vỏ trứng. Nghĩa là việc chăm sóc tốt hơn cần được thực hiện cho gia cầm ngay hôm nay để đảm bảo rằng các nhu cầu cho việc sản xuất vỏ trứng này được hoàn thành, nếu không, các vấn đề về chất lượng vỏ trứng có thể gây ra giảm hiệu quả kinh tế từ việc tăng số lượng trứng vỏ mỏng và trứng bể.
Bài báo này sẽ không thảo luận các nguyên nhân liên quan đến bệnh gây ra việc giảm chất lượng vỏ trứng, bởi vì yếu tố này cần được quản lí qua chương trình vaccine hiệu quả trong giai đoạn nuôi nuôi dưỡng gà hậu bị. Thay vào đó, sẽ tập trung chủ yếu vào dinh dưỡng và quản lí. Đầu tiên, chúng ta phải hiểu quá trình hình thành quả trứng, điều này đòi hỏi kiến thức về nhu cầu canxi trên gia cầm trong suốt thời kì 24 giờ.
CHU KÌ SẢN XUẤT TRỨNG
Hiểu về quá trình hình thành quả trứng sẽ giúp chúng ta nhận thức về cách bổ sung canxi cho gà đẻ của chúng ta. Nhu cầu canxi sẽ phụ thuộc vào thời gian trong ngày và thời gian đẻ trứng. Nhiều giống gà đẻ trứng nâu đẻ trứng vào sáng sớm, và lòng đỏ tiếp theo được phóng ra khỏi buồn trứng trong vòng 10 phút kể từ lúc rụng trứng. Tiếp theo là sự tiết ra albumen xung quanh lòng đỏ ở đoạn sau của cổ loa kèn, sau đó là sự phát triển của lớp màng trứng ở đoạn sau eo. Quá trình này tiêu tốn khoảng 5 – 6 giờ, sau đó trứng đi vào tử cung nơi mà albumen được thấm qua màn vỏ trứng hơn 4 – 5 giờ. Trong 12 giờ kế tiếp, lớp vỏ trứng được hình thành qua sự lắng động một lớp canxi carbonate. Sắc tố và sản xuất lớp biểu bì cuối cùng xảy ra trong giai đoạn cuối của tử cung, ngay trước khi rụng trứng và chu kỳ bắt đầu lại.
Điểm mấu chốt:
- Đẻ trứng và giải phóng lòng đỏ tiếp theo từ buồn trứng
- Bắt đầu hình thành vỏ trứng
- Kết thúc hình thành vỏ trứng
- Sắc tố và bài tiết lớp biểu bì cuối cùng
Hình 1. Các giai đoan hình thành trứng
Hình 1 cho thấy các giai đoạn hình thành trứng trong suốt thời gian 24 giờ, và mô hình chiếu sáng có thể sử dụng cho gia cầm. Điều này chỉ ra hầu hết sự hình thành vỏ trứng xảy ra trong suốt khoản thời gian tối, khi gia cầm không tiếp cận thức ăn.
Vỏ trứng được hình thành từ calcium carbonate (CaCO₃), và gia cầm đẻ sẽ chuyển hóa và vận chuyển nhiều lần trên tổng trọng lương xương để sản xuất vỏ trứng trong suốt chu kì đẻ. Gà đẻ bị giới hạn khả năng dự trữ Ca, chủ yếu là ở tủy xương và dạng hạt ở mề, một khi Ca trong thức ăn đã đi qua diều. Điều này có nghĩa là nguồn, chất lượng và kích cỡ hạt của Ca trong tất cả khẩu phần giữ một vai trò quan trọng trong khả năng hữu dụng, cùng theo đó là tỉ lệ Ca/P và tác động nhất định của độc tố nấm mốc lên chuyển hóa vitamin D, một yếu tố chủ chốt trong sản xuất protein kết dính Ca trong máu.
NGUỒN CALCIUM
Nguồn cung cấp Ca chính cho gia cầm là bột đá vôi, một loại đá trầm tích hình thành từ canxit và aragonit từ các sinh vật biển sống cách đây hàng triệu năm. Đá vôi chủ yếu là canxi cacbonat, nhưng không phải tất cả các đá vôi đều như nhau, chất lượng và độ tinh khiết có thể thay đổi đáng kể: Nó có thể bị nhiễm với muối Mg, silica, sét và kim loại nặng. Bột đá vôi dolomitic là một nguồn Ca rẻ, nhưng nên tránh bởi vì bị nhiễm mức Mg cao, có thể kết dính Ca trong đường ruột, làm cho nó trở nên không hữu dụng cho gia cầm.
Ở một số khu vực địa lý nơi tìm thấy đá cẩm thạch đóng cặn, việc cắt giảm từ ngành công nghiệp đá cẩm thạch được coi là nguồn canxi. Đá cẩm thạch là một loại đá biến chất, do đó nó đã chịu nhiệt độ và áp suất cao, dẫn đến cấu trúc tinh thể cứng hơn. Nó có thể được hình thành từ đá vôi calcitic hoặc dolomitic và thường được tạo thành từ canxi magie cacbonat (CaMg (CO₃)) chứ không phải là canxi cacbonat. Hàm lượng Mg cao, cùng với tăng độ cứng, làm cho nó ít phù hợp hơn cho việc sản xuất vỏ trứng.
Vỏ hàu hóa thạch đôi khi cũng được sử dụng nhưng nó thường sử dụng chủ yếu ở dạng bổ sung hơn là nguồn nguyên liệu chính bởi vì giá thành của nó. Nó có thể là một nguồn Ca tốt và sẵn có cho gia cầm.
CHẤT LƯỢNG CỦA NGUỒN CUNG CẤP CALCIUM
Như đã nói ở trên, có thể có sự thay đổi khá lớn về chất lượng đá vôi do mức nhiễm tạp chất khác nhau. Nhiều hướng dẫn dinh dưỡng đề nghị rằng đá vôi chứa 38% Ca nhưng thực tế, hàm lượng Ca khoảng 32 – 38%, vì vậy mức Ca có thể bị đánh giá quá cao, với kết quả không tốt. Một nguyên tắc đơn giản là hàm lượng Ca càng cao, thì mức nhiễm tạp chất càng thấp. Sự khác biệt về giá hiếm khi đáng kể, vì vậy cũng đáng để chi tiêu thêm một chút để đảm bảo chất lượng tốt, đáng tin cậy.
Độ cứng và khả năng hòa tan cũng có thể khác nhau do nguồn gốc, phụ thuộc vào cách hình thành của các cấu trúc. Kiểm tra khả năng hòa tan có thể dễ thực hiện trong phòng thí nghiệm bằng cách thêm một lượng đá vôi cố định vào axit clohydric và đo thời gian hòa tan. Tuy nhiên, phải cẩn thận để đảm bảo rằng kích thước hạt giống nhau trong tất cả các mẫu, vì các hạt nhỏ hơn có diện tích bề mặt lớn hơn và do đó sẽ hòa tan nhanh hơn.
KÍCH THƯỚC HẠT
Hầu hết sự phát triển của vỏ trứng xuất hiện ở giai đoạn đêm, và gia cầm bị giới hạn lựa chọn lưu trữ Ca. Bắt đầu một ngày, gia cầm sẽ tự nhiên tiêu thụ 30% tỉ lệ thường ngày, và khoảng 60% trong 3 giờ cuối cùng của ban ngày. Thời gian còn lại, gia cầm sẽ chọn bất cứ thức ăn gì mà thu hút chúng. Lượng ăn vào tăng vào cuối ngày để đảm bảo rằng mức năng lượng đủ để duy trì qua đêm. Theo lựa chọn, gia cầm sẽ tiêu thụ năng lượng nhiều hơn vào buổi trưa, và đối với gia cầm đẻ cũng sẽ lấy các hạt Ca ở thời điểm này để đáp ứng nhu cầu chính Ca trong suốt thời kì cấu thành vỏ trứng. Chen và Coon (1990) đã chứng minh rằng đặc tính của vỏ trứng được cải thiện bởi gia tăng kích cỡ hạt Ca.
Với khả năng lưu trữ hạn chế, thì kích thước hạt là rất quan trọng, như kích thước đường kính nhỏ hơn 1mm có thể đi qua mề vào tá tràng với nhũ trấp, được đệm bởi muối mật, và tăng pH (Rao và Roland, 1989). Một khi điều này xuất hiện, thì Ca sẽ không còn hữu dụng từ hạt. Đây là lý do tại sao hầu hết các công ty chăn nuôi khuyên dùng hỗn hợp các cỡ hạt, với một phần ba được cung cấp dưới dạng bột để bổ sung canxi trong xương tủy vào buổi sáng và hai phần ba trong các hạt có đường kính 2 – 4mm được lưu trữ trong mề và được sử dụng để nghiền các hạt thức ăn và được sử dụng để sản xuất vỏ trứng.
Ca được lưu trữ ở xương dưới dạng calcium phosphate. Vì thế nếu chỉ có dạng bột đá vôi được sử dụng, mức P trong khẩu phần phải tăng để bù lại P đã mất do phân tiết khi Ca được vận chuyển từ tủy xương.
TỈ LỆ CA/P
Khi gia cầm bắt đầu sản xuất trứng ở khoảng tuần tuổi thứ 18, nó chỉ nặng khoảng 2/3 so với kì vọng trọng lượng cơ thể lúc trưởng thành, vì thế nó vẫn cần để phát triển trong thời kì đẻ trứng ban đầu. Ngoài ra, việc dư thừa P được biết đến là có ảnh hướng xấu đến chất lượng vỏ trứng do kết dính Ca trong đường ruột, khiến nó không hữu dụng. Đó là lí do tại sao tỉ lệ Ca/P trong khẩu phần được điều chỉnh trong suốt chu kì đẻ, bắt đầu với tỉ lệ khoảng 7:1 trong lúc gia cầm đang tăng trưởng, và giảm còn 10:1 một khi trọng lượng cơ thể đã đạt. Điều này đạt được một phần do giảm mức P trong khẩu phần, nhưng cũng bằng cách tăng mức Ca từ 3,7 – 4,2% khi kích thước trứng và trọng lượng vỏ tăng.
ĐỘC TỐ NẤM MỐC VÀ CHẤT LƯỢNG VỎ TRỨNG
Sự quan trọng của vitamin D đối với chất lượng vỏ trứng hầu như được biết đến nhiều, ngoài ra một phần nhỏ nhận thức về cách mà độc tố nấm mốc có thể tác động đến vitamin D. Vitamin D, hoặc cholecalciferol đươc chuyển hóa từ 25-hydroxycholecalciferol trong microsome gan trước khi được chuyển đổi thêm thành 1,25-dihydroxycholecalciferol trong mitochondria thận (DeLuca, 2008). Hỗn hợp này lưu hành trong đường ruột và xương, và nó quan trọng cho việc chuyển đổi Ca từ đường ruột đến xương và tuyến vỏ. 25-hydroxycholecalciferol có hoạt tính sinh học chọn lọc và thúc đẩy sự hấp thụ Ca2+ trong ruột non (Phandis & Nemere, 2003).
Aflatoxin và ochratoxin A tấn công gan và thận độc lập, giảm chuyển hóa vitamin D. Điều này làm giảm khả năng hấp thụ Ca của gia cầm từ khẩu phần và chuyển hóa chúng đến tuyến vỏ và tủy xương (Verma, 2006). Zearalenone cũng liên quan đến giảm chất lượng vỏ trứng do kết dính Ca để tạo thành một phức hợp trong đường ruột, và giảm Ca hữu dụng.
MỘT SỐ YẾU TỐ KHÁC
Các thử nghiệm được thực hiện trên gà thịt bởi Đại Học Free ở Berlin đã chứng minh rằng tiêu hóa Ca, P và một số dưỡng chất khác tăng với tổ hợp chiết xuất thực vật (phytogenic) trong khẩu phần. Lí do thì chưa được hiểu đầy đủ, nhưng nó có thể bởi vì cấu trúc và chức năng đường ruột tốt hơn được duy trì, với sự gia tăng tỉ lệ C/V (villus to crypt ratio) giúp cải thiện hấp thụ. Một số thử nghiệm thực tế cũng đã chứng minh rằng chất lượng vỏ trứng có thể được duy trì và cải thiện bởi tổ hợp các sản phẩm phytogenic của Biomin, giảm tỉ lệ trứng loại II, cả trên con giống và gà đẻ thương mại (dữ liệu BIOMIN).
KẾT LUẬN
Sự gia tăng liên tục của gà đẻ thương mại và năng suất đàn bố mẹ làm tăng áp lực lên gia cầm để chuyển hóa và huy động thậm chí nhiều Ca hơn từ ruột đến xương và tử cung để sản xuất vỏ trứng. Do đó, người sản xuất cần chú ý hơn đến việc quản lí gia cầm để tối đa hóa tiềm năng giống được cung cấp bởi các công ty con giống.
Nguồn: channuoivietnam.com
Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu
Địa chỉ kho: số 3, đường Tân Xuân 6, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM
Hotline: 0972502979
Gmail: thietbichannuoibo@gmail.com
Website: https://thietbichannuoibo.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/chuyennghiepchannuoibo