Cách nuôi và chăm sóc ngựa thịt, cách vỗ béo ngựa

Chan_nuoi_bo_0972502979-54
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Ngày nay rất nhiều hộ gia đình phát triển mô hình chăn nuôi ngựa thịt để cung cấp cho thị trường. Ngựa khác hẳn với các loại gia súc trâu, bò, dê khi chăm sóc ngựa thịt cần lưu ý những điều sau đây.

Cách nuôi và chăm sóc ngựa thịt, cách vỗ béo ngựa

Ngựa không chỉ sử dụng để thồ hàng, tham gia các hoạt động giải trí như đua ngựa, cưỡi ngựa mà ngựa còn là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe. Chính vì điều đó, ngày nay rất nhiều hộ gia đình phát triển mô hình chăn nuôi ngựa thịt để cung cấp cho thị trường. Ngựa khác hẳn với các loại gia súc trâu, bò, dê khi chăm sóc ngựa thịt cần lưu ý những điều sau đây.

Hướng dẫn cách lựa chọn được ngựa khỏe mạnh

Để chọn được những con ngựa khỏe mạnh đem về nuôi, khi chọn ngựa nên lưu ý các đặc điểm sau đây:

+ Chọn những con ngựa có mắt to tròn, tinh anh với hai tai ve vẩy, linh hoạt

+ Khi nhìn cổ chân của ngựa nếu cổ chân chúng thẳng, móng tròn và có màu lông đồng nhất thì nên mua về

+ Kiểm tra, xem xét về lý lịch, hệ phả của ngựa để biết bố mẹ chúng có khỏe mạnh hay không, những con ngựa được sinh ra từ những con ngựa bố mẹ khỏe mạnh sẽ phát triển tốt, ít nhiễm bệnh tật.

+ Ngựa không bị bệnh hay mắc các bệnh ngoài da, bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa, bệnh ký sinh trùng ngoài da,…

+ Quan sát xem bộ phận sinh dục có bình thường không.

+ Lông ngựa sáng bóng, không chọn mua những con ngựa có bộ lông khô xơ, bộ lông nhìn kém sức sống.

+ Nên chọn những con ngựa khỏe mạnh, thân hình cân đối, không bị dị tật bẩm sinh

+ Ngựa không gặp các vấn đề về xương khớp.

Hướng dẫn cách làm chuồng nuôi và chăm sóc ngựa thịt

Thiết kế chuồng nuôi ngựa

Để tạo điều kiện tốt nhất cho ngựa phát triển, có chỗ nghỉ ngơi cũng như sinh hoạt, bảo vệ ngựa khỏi các loài động vật khác như chó, chuột,… người nuôi ngựa phải xây dựng chuồng nuôi ngựa đáp ứng theo tiêu chí sau:

Chuồng nuôi ngựa thịt nên xây dựng ở nơi khô ráo, thoáng mát, không xây dựng chuồng nuôi ngựa ở khu ngực thoát nước kém, khu vực bí bách.

Khi xây dựng chuồng nuôi ngựa thiết kế cửa sổ cách nền chuồng 1,5-1,8m để đảm bảo ngựa không thể nhảy ra ngoài, không khí từ bên ngoài có thể dễ dàng đi vào bên trong chuồng nuôi, mát mẻ vào mùa hè.

Nền chuồng nuôi ngựa phải nên lát bằng gạch để bảo vệ móng ngựa không nên để nền đất trần hoặc nền chuồng quá trơn trượt sẽ dễ dàng làm hỏng móng của ngựa.

Nền chuồng xây phải có độ đốc, rãnh thoát nước thải để tiện cho việc vệ sinh chuồng nuôi ngựa hàng ngày. Bên trong chuồng nuôi ngựa trang bị thêm máng ăn, máng đựng nước uống riêng cho ngựa. Bên ngoài xây dựng khu vực chứa chất thải của ngựa, khu vực chứa chất thải có lắp đậy cẩn thận, đảm bảo vệ sinh, hạn chế mùi chất thải của ngựa bay ra bên ngoài, gây ảnh hưởng tới mọi người xung quanh.

Tùy từng điều kiện của từng người nuôi, khi thiết kế chuồng nuôi ngựa phải đảm bảo ngựa được nuôi với mật độ vừa phải, có không gian rộng rãi cho ngựa sinh hoạt, nghỉ ngơi. Ngựa trên 1 năm tuổi, nên nuôi với mật độ trung bình từ 5 – 6m²/ con là phù hợp nhất.

Tuy nhiên, nếu người nuôi ngựa muốn nuôi nhiều con ngựa trong cùng một chuồng nuôi hãy chọn những con ngựa có kích thước đồng đều, khoảng cách tuổi cũng không cách xa nhau nhiều tránh tình trạng những con lớn ăn hiếp con bé khi chúng sinh sống cùng nhau trong một chuồng nuôi nhốt.

Phần mái của chuồng nuôi ngựa lên lợp thêm lợp lá cọ, rạ, rơm, lá chuối khô,…để tránh nóng vào mùa hè, xung quanh chuồng ngựa nên trồng cây xanh để mát mẻ vào mùa hè, ấp áp vào mùa đông. Vào mùa đông nhiệt độ ngoài trời xuống thấp, tránh cho ngựa bị lạnh hãy sử dụng bạt để quây xung quanh chuồng ngựa, giữ ấm cho ngựa.

Thiết kế sân chơi của ngựa

Khi thiết kế sân chơi cho ngựa đi lại, vận động người nuôi cần lưu ý thiết kế sân chơi sau cho ngựa có thể thuận tiện hoạt động, đi lại vận động chơi đùa giúp ngựa săn chắc, khỏe mạnh, phát triển tốt.

Sân chơi nên thiết kế làm liền kề với chuồng nuôi để thuận tiện cho việc chăn thả ngựa. Sân chơi  có thành cao từ 1.2 -1.5m, được quây bằng các thanh ngang như gỗ, ống tuýp nước chắc chắn, mắt lưới,…

Mật độ sân chơi cho ngựa trung bình 2m/con là tốt nhất. Sân chơi có thể đặt thêm máng đựng nước uống, cỏ để cho ngựa ăn.

Cách nuôi và chăm sóc ngựa thịt, cách vỗ béo ngựa

Hướng dẫn cách lựa chọn thức ăn cho ngựa thịt, cách vỗ béo ngựa

Hàng ngày ngựa được chăn thả ngoài bãi và có thể tự kiếm được 40% lượng thức ăn cần thiết mà cơ thể cần. Nhưng để ngựa mau lớn, nhanh phát triển, béo tốt, cho chất lượng thịt cao người nuôi cần đảm bảo nguồn thức ăn đầy đủ dinh dưỡng như sau:

Thức ăn thô xanh cho ngựa:

Thức ăn thô xanh cho ngựa chủ yếu là cỏ, sử dụng cỏ mọc trong tự nhiên tại các bờ mương, ruộng bỏ hoang hoặc loại cỏ trồng như cỏ voi, pangola, ghinê….

Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí người nuôi ngựa có thể tận dụng các loại phụ phẩm nông nghiệp như: thân cây ngô, cây đậu, thân cây chuối, ngọn mía, dây khoai lang, rau xanh, củ quả, cà rốt, bí đỏ, bí xanh, bắp cải, ngô,…

Để thuận tiện cho ngựa ăn các loại thức ăn thô xanh người nuôi có thể sử dụng máy băm cỏ, việc băm cỏ giúp bà con có thể phối trộn các loại nguyên liệu một cách đồng đều, qua đó giúp ngựa dễ ăn và đủ chất dinh dưỡng hơn, ngựa nhanh lớn, chất lượng thịt cũng tốt hơn.

Thức ăn tinh cho ngựa:

Không chỉ cung cấp thức ăn thô xanh cho ngựa h người nuôi cần chuẩn bị thức ăn tinh trong khẩu phần ăn hàng ngày của ngựa. Thức ăn tinh người nuôi cung cấp cho ngựa bao gồm: các loại cám từ thóc, cám ngô, đậu nành, cao lương… đã được xay nhỏ trộn với thức ăn thô xanh.

Thức ăn bổ sung đạm, vitamin, chất béo và khoáng chất cho ngựa:

Bên cạnh đó, để ngựa sinh trưởng, phát triển tốt, ít nhiễm bệnh người nuôi nên bổ sung thêm các loại thức ăn giàu đạm, vitamin, chất béo và khoáng chất trong khẩu phần ăn hàng ngày của ngựa. Các loại thức ăn người nuôi nên bổ sung bao gồm: một số loại khô bánh dầu, bã đậu, bã rượu, bột cá, bột thịt, bột xương,…hay các loại thức ăn được chế biến từ cua, ốc, cá nghiền nhuyễn

Hướng dẫn cách chế biến thức ăn cho ngựa:

Khi phối trộn thức ăn cho ngựa nên sử dụng thêm các chế phẩm sinh học như EM gốc và men ủ thức ăn VBio để ủ thức ăn xanh cho ngựa, giúp ngựa phòng tránh các bệnh về tiêu hóa, tăng sức đề kháng cho ngựa, giúp ngựa dễ dàng hấp thu những chất dinh dưỡng từ cỏ, thân cây ngô, cây đậu, thân cây chuối, ngọn mía, dây khoai lang, rau xanh, củ quả, cà rốt, bí đỏ, bí xanh, bắp cải, ngô, các loại cám từ thóc, cám ngô, đậu nành, cao lương …

Để ngựa phát triển tốt hàng ngày, người nuôi hãy cho ngựa ăn thức ăn thô bằng 12-15% trọng lượng cơ thể và bổ sung 1,5 kg thức ăn tinh/ ngày. Người nuôi nên chia thức ăn ra cho ngựa thành 2 bữa sáng và tối.

Nước uống cho ngựa

Nước uống cho ngựa phải đảm bảo sạch sẽ, lựa chọn nước giếng khoan hoặc nước máy để cung cấp cho ngựa uống. Không sử dụng nước lấy từ sông hồ, nước gần các khu sinh hoạt, gần các khu vực nhà máy chế biến. Hàng ngày, thay nước uống, dọn dẹp sạch máng nước uống cho ngựa,…

Cách vỗ béo ngựa thịt

Ngựa thịt có thể vỗ béo khoảng 3 tháng trước khi xuất chuồng. Trong thời gian này người nuôi hãy cho chúng ăn thoải mái, vận động ít để tăng cường lượng mỡ và tăng trọng lượng cơ thể. Chế độ luyện tập vận động lіnh hoạt, thoải mái tránh để ngựa bị bệnh.

Tắm và chải lông cho ngựa

Tắm, chải lông cho ngựa giúp ngựa tăng cường sự tuần hoàn và trao đổi chất, sinh trưởng tốt, hạn chế được các ký sinh trùng ngoài da như rận, ghẻ.

Vào mùa nóng, nhiệt độ cao nên tắm chải hàng ngày cho ngựa, ngược lại vào mùa đông, thời tiết lạnh giá chỉ lên chải lông cho ngựa không nên tắm cho ngựa.

Khi chải lông cần lưu ý chải theo chiều của lông từ trên xuống dưới và nhẹ tay ở phần đầu để tránh cho ngựa bị trầy xước.

Kỹ thuật cắt bờm, đuôi ngựa

Khi chăm sóc ngựa, người nuôi cần chú ý quan sát độ dài của bờm và đuôi ngựa như thế nào để cắt sửa kịp thời, tránh tình trạng bờm bị vón, chạm vào mắt làm đau hay đuôi ngựa quá dài dễ bị bẩn, dính phân lên trên người ngựa.

Kỹ thuật cắt đuôi ngựa: Sử dụng kéo sắc bén, giữ yên cho ngựa đứng một chỗ, khi cắt lông đuôi ngựa chú ý vị trí đứng cẩn thận tránh để bị ngựa đá bằng cách đứng ngang bên hông, không được đứng phía sau ngựa. Dùng kéo nhẹ nhàng cắt lông đuôi ngựa lại là được.

Kỹ thuật cách cắt bờm: Sử dụng kéo sắc bén, giữ yên cho ngựa đứng một chỗ, dùng tay nhẹ nhàng vuốt ve mặt, cổ để ngựa bình tĩnh, dùng kéo cắt trên mắt, phía sau bờm cắt ngắn còn 2-3 cm là được

Cho ngựa vận động hàng ngày

Hàng ngày nên cho ngựa ra ngoài để vận động, đi lại, thời gian vận động tốt nhất là khoảng 3-4 giờ.  Trong quá trình ngựa vận động, không thúc ép ngựa chạy quá nhanh sẽ khiến ngựa mất sức, chỉ nên áp dụng cho ngựa trưởng thành.

Phòng ngừa các bệnh ở ngựa

Bên cạnh việc chăm sóc thức ăn, chải lông, tắm rửa cho ngựa trong quá trình chăm sóc để hạn chế các bệnh bệnh ký sinh trùng đường máu, bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa người nuôi nên vệ sinh kỹ chuồng nuôi bằng các dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi, loại bỏ thức ăn thừa, nước uống còn sót  trong máng, tiến hành quét vôi 2 lần/ năm hoặc phun thuốc sát trùng Crizin 2% 3 lần/ năm trong chuồng nuôi của ngựa.

Để phòng bệnh ký sinh trùng đường máu ở ngựa người nuôi sử dụng Azidin, pha dung dịch 7 %, tiêm 2 lần/năm cho ngựa

Nguồn: suckhoecuocsong.vn

Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu

Địa chỉ kho: số 3, đường Tân Xuân 6, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM

Hotline: 0972502979

Gmail: thietbichannuoibo@gmail.com

Website: https://thietbichannuoibo.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/chuyennghiepchannuoibo

0972.502.979