Chăn nuôi bò sữa – chọn giống và xây dựng chuồng đúng cách

Bo-ha-lan
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Chăn nuôi bò sữa đang là một ngành đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người chăn nuôi. Nhưng điều kiện tiên quyết đó là họ phải nắm vững kĩ thuật chọn giống, xây dựng chuồng trại và chăm sóc đàn bò đúng cách.

Một số giống bò sữa cho năng suất cao ở nước ta hiện nay

Giống bò cho năng suất sữa cao

  • Bò Holstein friesian (bò HF). Đây là giống bò cho sữa nổi tiếng trong chăn nuôi bò sữa và phổ biến nhất thế giới. Nó có nguồn gốc từ vùng Holland Hà Lan. Giống bò này cho năng suất sữa cao và thích nghi tốt với điều kiện khí hậu của nhiều địa phương. Năng suất sữa trung bình đạt 6000kg/ chu kì 300 ngày.
  • Bò Jersey có nguồn gốc từ đảo Jersey, Anh. Sữa bò có hàm lượng bơ cao 4,5-5,4%. Năng suất sữa đạt 4500-6000kg/ chu lì 300 ngày. Bò thích nghi tốt với nơi có khí hậu khô nóng.
  • Bò Brown Swiss có nguồn gốc từ Thụy Sỹ. Nó có kích thước tương đối lớn. Sản lượng sữa đạt 5500-6000kg/ chu kì 300 ngày. Giống bò này cũng thích nghi tốt với nhiều điều kiện khí hậu khác nhau.
Bo-ha-lan
Giống bò sữa Hà Lan

Giống bò Zebu dùng để cải tạo bò địa phương

  • Bò Red Sindhi có nguồn gốc từ Parkistan. Giống bò trong chăn nuôi bò sữa này có kích thước trung bình, cho khối lượng sữa khoảng 680-2300kg/ chu kì 270-400 ngày. Ghi nhận cao nhất có con cho tới 5300kg. Bò chịu nóng tốt, sức đề kháng cao.
  • Bò Sahiwal có cùng quê hương với bò Sind là từ Parkistan. một chu lì 290-490 ngày bò có thể cho sản lượng sữa 1100-3100kg. Tỷ lệ bơ là 4-5%.

Các giống bò lai hướng sữa trong chăn nuôi bò sữa

  • Bò lai Sind là kết quả lai giữa Bò Sind thuần và bò Vàng địa phương. Tỷ lệ Sind càng cao thì bò càng tốt. Sản lượng sữa cho 1200-1500/kg/ chu kì.
  • Bò lai HF F1 (50% HF) được tổ hợp từ tinh bò HF và bò lai Sind tạo ra F1 có sản lượng sữa 8-9kg/ ngày (2700 kg/ chu kì).
  • Bò lai HF F2 (75% HF) cho sản lượng sữa 10-12 kg/ ngày (3000-3600kg/ chu kì).
  • Bò lai HF F3 (82,5% HF) cho sản lượng sữa 13-14kg có khi được 15 kg/ ngày (4500kg/ chu kì).

Xem thêm>>>

Cách chọn và phối giống trong chăn nuôi bò sữa

Chọn giống

Việc chọn giống đóng vai trò quan trọng trong chăn nuôi bò sữa, nó góp 40% vào sự quyết định sản lượng sữa của bò sau này. Chọn giống tốt qua các đặc điểm sau:

  • Ngoại hình: Thân sau phát triển, đầu thanh nhẹ, ngực sâu rộng, lưng thẳng, mông rộng dài, khung chậu phát triển, bầu vú dài rộng mà không quá thõng, núm vú cách đều, tĩnh mạch vú to dài, nổi ngoằn ngoèo, gấp khúc.
  • Chọn bò tơ: bò sinh trưởng tốt, da lông bóng mượt, mắt
  • to sáng tinh anh, lỗ mũi nở ẩm, mồm to.
  • Bò đã sinh sản: Bò có trọng lượng vừa phải, không quá ốm hoặc mập, da lông bóng mượt, khả năng sinh sản tốt, không bị đẻ khó hay sót nhau, chu kì lên giống đều, sau đẻ chậm nhất 3 tháng sau lên giống lại. Mua bò sữa ít nhất đẻ được ba lứa. Mua bò mang thai phải kiểm tra tình trạng thai, tránh mua bò đã gieo tinh nhiều lần không đậu.
  • Khả năng cho sữa: yêu cầu người bán cho biết sản lượng sữa hiện tại và tự kiểm tra năng suất sữa.
  • Gia phả của bò: Tìm hiểu nguồn gốc bò bố mẹ, năng suất sữa của bò mẹ.
  • Tính tình bò cái: Thường thì bò cái cao sản sẽ hiền lành, linh hoạt, dễ vắt sữa và ít ảnh hưởng đến ngoại cảnh.

Phối giống bò sữa

Có hai phương pháp phối giống:

  • Phối giống trực tiếp: cho bò đực nhảy trực tiếp lên bò cái. Đây là cách truyền thống trong chăn nuôi bò sữa hiện nay ít sử dụng vì không chọn lựa giống đực tốt hơn và dễ lây truyền bệnh về đường sinh dục. Thường chỉ áp dụng với con nào khó phối.
  • Thụ tinh nhân tạo: dùng viên tinh đông hoặc tinh lỏng đã có sẵn đưa vào tử cung bò cái. Phương pháp này khắc phục những nhược điểm của phối trực tiếp.
Mo-hinh-trang-trai-bo-sua-hien-dai
Mô hình trang trại bò sữa hiện đại

Xây dựng hệ thống chuồng trại trong chăn nuôi bò sữa

  • Chọn hướng chuồng phù hợp tránh mưa tại gió lùa, che nắng và thoáng mát. Tùy điều kiện địa hình, có thể chọn quay hướng chuồng về phía nam hoặc đông nam để đảm bảo ánh sáng và thông khí.
  • Chuồng xây cao ráo, thoát nước tốt, không ẩm ướt, đảm bảo vệ sinh, không ô nhiễm môi trường. Nên xây xa nơi sinh sống của các hộ dân.
  • Không xây máng ăn quá sâu gây đọng nước, khó vệ sinh.
  • Nền có độ dốc 2-3%, không  láng quá trơn dễ làm bò té ngã.
  • Có sân vận động cho bò.
  • Mỗi con chia bình quân nên có diện tích đầu con là 4-6m2.
  • Bố trí máng uống nước để có đầy đủ nước cho bò mọi lúc.
  • Bố trí hố ủ phân thích hợp để tận dụng được phân và thức ăn thừa cũng như chất độn làm phân bón nông nghiệp.
  • Có cây che bóng mát để thông thoáng khu chuồng trại.

Trên đây là một số vấn đề quan trọng trong chăn nuôi bò sữa. Đây là một trong những ngành chăn nuôi có tiềm năng phát triển nhất hiện nay ở Việt Nam. Hy vọng những thông tin đó này hữu ích với bạn.

Liên hệ với chúng tôi: Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu

Hotline: 0972 50 2979

Fanpage: https://www.facebook.com/chuyennghiepchannuoibo

0972.502.979