Bò là con vật quen thuộc với mỗi chúng ta. Những tưởng ai cũng sẽ biết cách chăm sóc và nuôi bò thành thạo. Tuy nhiên, đến cả những nhà nông đôi khi cũng không tự tin về kiến thức chăn nuôi bò của bản thân. Hãy cùng tìm hiểu thêm về một số kiến thức này trong bài viết dưới đây để có thể chăn nuôi bò đúng cách hơn.
Hiểu đặc điểm sinh lý của bò khi chăn nuôi bò
Để có thể chăn nuôi bò hiệu quả chắc chắn phải hiểu rõ về đặc điểm sinh lý của bò.
- Với bò đực : Tuổi bắt đầu phối giống từ 24 – 26 tháng tuổi và thời gian sử dụng phối giống tốt nhất là từ 2 – 6 năm tuổi. Các chuyên gia cho rằng đây là lúc bò đã phát triển đầy đủ về mọi mặt.
- Đối với bò cái : Tuổi thành thục sinh dục 18 – 24 tháng tuổi. Sau 24 tháng tuổi, nếu bò có dấu hiệu động dục hãy phối giống cho chúng. Bình thường, chu kỳ động dục của bò trung bình là 21 ngày, thời gian mang thai 9 tháng 10 ngày và thời gian động dục trở lại sau khi sinh con 60 – 70 ngày.
Mục lục
Chọn con giống khi chăn nuôi bò
Chọn con sống có vai trò rất quan trọng trong việc chăn nuôi bò. Để chọn được những con giống tốt người chăn nuôi cần phải có kiến thức về các giống bò cũng như cách nhận biết con bò nào là tốt. Thông thường mọi người sẽ chọn những con đã biết rõ nguồn gốc của đời bố mẹ. Như vậy sẽ nắm rõ được giống bò cũng như đặc điểm đời trước của con giống.
Ngoài ra, mọi người còn thường dựa vào hình dáng bên ngoài để lựa chọn những con bò tốt. Nên chọn những con có thân hình vạm vỡ, mình tròn, phía mông và vai phát triển như nhau giống hình trụ. người ta cho rằng những con bò này có khả năng sinh sản và sinh trưởng mạnh.
Một số giống bò được nuôi phổ biến tại Việt Nam như: Bò vàng Việt Nam, Giống bò Brahman, Giống Bò Droughmaster,… Các bạn có thể lựa chọn một trong số những giống bò này cho trang trại nhà mình.
>>Xem thêm:
Xây dựng chuồng trại trong chăn nuôi bò
Muốn chăn nuôi bò tốt phải xây dựng chuồng trại đảm bảo. Một số lưu ý khi xây dựng chuồng trại ở nước ta là:
- Nên xây dựng chuồng trại trước khi có bò
- Phun khử trùng chuồng trại trước khi cho bò vào ở
- Xây dựng ở nơi thoáng mát, xa nhà ở
- Xây dựng nơi cao ráo, thoáng mát và có màng lưới bao xung quanh chuồng để chống ruồi, muỗi và các côn trùng khác xâm nhập
- Nên làm nền cứng, không trơn trượt và có độ dốc để dễ thoát nước.
- Diện tích tối thiểu: 2,5 – 3m2/con bò thịt. Đây là diện tích tối thiểu để bò được di chuyển và vận động cách thoải mái.
- Máng ăn và máng uống nên làm bằng xi măng đặt theo chiều dài hành lang phân phối thúc ăn.
- Cần có biện pháp xử lý phân để hạn chế ô nhiễm môi trường chung quanh và lây lan cỏ dại.
Nguồn thức ăn khi chăn nuôi bò
Cung cấp đầy đủ rau cỏ cho bò
Nguồn thức ăn chủ yếu của bò gồm các loại cỏ tươi, rơm rạ, cỏ khô và một số loại rau củ. Trong chăn nuôi bò để đảm bảo cung cấp đủ nguồn thức ăn thì người nông dân thường tự trồng thêm một số giống cỏ. Điều này vừa nâng cao chất lượng bò vừa giúp đảm bảo đủ thức ăn cho bò.
Sử dụng thêm thức ăn khác ngoài rau cỏ
Ngoài ra nên sử dụng thức ăn ủ chua hoặc rơm được kiềm hóa và thức ăn tinh chế chủ động trong việc tìm thức ăn cho bò. Hiện nay cũng có một số thức ăn chế biến sẵn dành cho bò. Những loại thức ăn này tuy không thể thay thế được thức ăn tươi nhưng lại cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết. Hầu hết các sản phẩm này đều được chế biến để cân bằng độ dinh dưỡng cho bò.
Thay đổi chế độ ăn
Chế độ ăn của bò cần phải thay đổi tuỳ thuộc vào từng giai đoạn phát triển. Với bò cái chửa : Cần cho ăn uống đầy đủ, nhu cầu ăn mỗi ngày là: 25 – 30kg cỏ tươi, 2kg rơm, 1 kg thức ăn tinh và 20 – 30g muối. Ngoài khẩu phần trên, khi bò nuôi con cần cho thêm các thức ăn củ quả tươi và thức ăn tinh để bò cái tăng khả năng tiết sữa nuôi con. Bò nuôi lấy thịt lúc 24 tháng tuổi cần nuôi vỗ béo bò trong khoảng 80-90 ngày trước khi bán bằng thức ăn tinh 1 kg/con/ ngày.
Một số lưu ý khác khi chăn nuôi bò
Ngoài những điều bên trên, khi chăn nuôi bò nhà nông nên chú ý:
- Đảm bảo nguồn nước cho bò là nước sạch tự nhiên
- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi đàn bò khi có dấu hiệu biểu hiện không bình thường cần can thiệp ngay.
- Tiêm vacxin phòng bệnh đầy đủ các loại bệnh bắt buộc cho bò
- Chuồng nuôi phải được làm vệ sinh hàng ngày và phải được khử trùng định kỳ theo chế độ phòng bệnh của thú y.
- Sau khi bò xuất chuồng phải tiến hành khử trùng toàn bộ chuồng trước khi nuôi lứa mới.
- Trường hợp trong chuồng nuôi có vật nuôi bị chết vì bệnh dịch thì phải thực hiện chế độ khử trùng cấp bách theo hướng dẫn của thú y
- Cho bò ăn theo từng bữa định kỳ, không nên để bò ăn dông dài cả ngày.
Tất cả những kiến thức chăn nuôi bò mới nhất và đầy đủ nhất đã được chúng tôi cập nhật ngay trong bài viết trên. Hy vọng nhờ vào những kiến thức này các bạn có thể tự tin hơn khi bắt tay vào chăn nuôi và phát triển vật nuôi này. Chúc các bạn thành công.
Liên hệ với chúng tôi: Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu
Hotline: 0972 50 2979
Fanpage: https://www.facebook.com/chuyennghiepchannuoibo
Pingback: Bò nhảy và đặc điểm sinh sản ở bò cái - Thiết bị chăn nuôi bò Á Châu
Pingback: Dự trữ và bảo quản cỏ khô như thế nào? - Thiết bị chăn nuôi bò Á Châu