Dạ cỏ là một bộ phận rất quan trọng đối với tiêu hóa của các loài động vật nhai lại. Cùng tìm hiểu về nó qua bài viết dưới đây:
Mục lục
Đặc điểm dạ cỏ của động vật nhai lại
Các đặc điểm của dạ cỏ giúp cho chức năng tiêu hóa của động vật nhai lại gồm:
- Đây là túi chiếm diện tích lớn nhất trong 4 khoang của dạ dày động vật nhai lại. Và cũng chiếm phần lớn nửa trái xoang bụng từ cơ hoành đến xương chậu.
- Diện tích chiếm 85-90% của dạ dày, 75% của hệ thống tiêu hóa động vật.
- Tác dụng chính: tích trữ, nhào trộn và chuyển hóa thức ăn.
- Không có các tuyến tiêu hóa như dạ dày động vật thường nhưng có nhiều núm hình gai.
- Đây là môi trường sống của hệ vi sinh vật sống cộng sinh trong dạ cỏ. Môi trường này yếm khí. Nhiệt độ ổn định 38-42 độ, pH 5,5-7,4.
- 50-80% các chất dinh dưỡng được lên men ở dạ cỏ, sản phẩm chính là các acid béo bay hơi (ANH), sinh khối vi sinh vật và các khí thể ( gồm metan, cacbonic).
- ABBH có tác dụng hấp thụ vách dạ cỏ. Đây là nguồn năng lượng chính cho hoạt động sống của động vật nhai lại.
- Các khí thể theo phản ứng ợ hơi của động vật mà thoát ra ngoài.
- Sinh khối vi sinh vật và các thành phần còn lại tiếp tục chuyển xuống các phần khác của con đường tiêu hóa.
- Ngoài ra dạ cỏ có có chứng năng tổng hợp vitamin B và vitamin K.
Hệ vi sinh vật quan trọng nhất
Hệ vì sinh vật trong dạ cỏ bao gồm vi khuẩn, động vật nguyên sinh và nấm.
Vi khuẩn
- Vi khuẩn xuất hiện trong đây của động vật nhai lại từ rất sớm, khi còn ít tuổi.
- Chúng chiếm phần lớn số lượng trong hệ vi sinh vật và đóng vai trò lớn giúp tiêu hóa các chất xơ.
- Số lượng ước tính 10^9 – 10^11 tế bào/ gram chất chứa trong dạ cỏ.
- Vị trí: 30% ở thể tự do, 70% còn lại thì bám vào các mẩu thức ăn, các động vật nguyên sinh hoặc nếp gấp biểu mô.
- Có 60 loại vi khuẩn có ở đây đước chia làm các loại vi khuẩn phân giải xenluloza, phân giải hemienluloza, phân giải tinh bột, phân giải đường, phân giải protein, sử dụng các acid hữu cơ, tạo metan, tổng hợp vitamin.
Động vật nguyên sinh
- Xuất hiện khi động vật bắt đầu ăn thức ăn thô.
- Số lượng 10^5 – 10^6 tế bào/ gram chất chứa trong dạ cỏ.
- Có khoảng 120 loài động vật nguyên sinh có trong đó. Và nhiều loại là đặc trưng cho các loài.
- Tác dụng chính của nhóm này là tiêu hóa tinh bột và đường, xe rách màng tế bào thực vật, tích lũy polysacarit, bảo tồn mạch nối đuột của acid béo không no.
Xem thêm>>>
Nấm
- Đây là loại yếm khí, là thành phần đầu tiên xâm nhập và tiêu hóa thành phần của trúc của thực vật bắt đầu từ bên trong.
- Tác dụng phá vỡ của trúc tế bào thực vật, tiết men tiêu hóa chất xơ.
Liên hệ với chúng tôi: Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu
Hotline: 0972 50 2979
Fanpage: https://www.facebook.com/chuyennghiepchannuoibo