Nuôi bê khỏe mạnh là điều cốt yếu cho sự thành công của chăn nuôi bò sữa vì bò cái là tương lai của đàn tạo sữa. Vì bê không trực tiếp đóng góp vào đầu ra của trại nên việc giảm thấp chi phí và tiêu chuẩn quản lý cho nhóm thú này là rất khích lệ. Tuy nhiên, nên duy trì việc tập trung vào 5 lĩnh vực chủ yếu để đảm bảo lợi nhuận của đàn bò trong tương lai. Có vài khía cạnh quan trọng liên quan đến quản lý bê trước cai sữa như được minh họa ở Hình 1.
Chẩn đoán bệnh kịp thời và quản lý điều trị đúng cũng là một phần quan trọng của việc nuôi bê. Mặc dù bê không tích cực đóng góp vào việc bán sữa, nhưng nó là mối quan tâm nhất của trại cần theo dõi sát sao sức khỏe của bê trong một nỗ lực nhằm tạo ra những bê cái thay thế có chất lượng cao
Nguyên nhân bê con bị bệnh
Mặc dù có những tiến bộ về quản lý và kỹ thuật ở trang trại, nhưng theo báo cáo về bò sữa của Hệ thống Giám sát Sức khỏe Động vật Quốc gia (NAHMS) 2007 đã dự đoán tỷ lệ chết trung bình là 7,8% trong giai đoạn trước cai sữa ở các trại bò sữa Bắc Mĩ (USDA, 2007). Các vấn đề về tiêu chảy và tiêu hóa chiếm 56,6% số chết trước cai sữa, và các vấn đề về hô hấp chiếm 22,5% số chết.
Bê con chết vì tiêu chảy chủ yếu liên quan đến mất nước và huyết khuẩn (nhiễm trùng máu). Khi nhìn vào tình trạng bệnh tật còi cọc ở bê con trước cai sữa, 23,9% đã bị tiêu chảy (74,5% bê con có vấn đề tiêu chảy hoặc tiêu hóa được điều trị bằng thuốc kháng khuẩn) và 12,4% bê con bị bệnh hô hấp (93,4% bê con bị các vấn đề hô hấp được điều trị bằng thuốc kháng khuẩn). Ngoài ra, 1,6% bê cái trước cai sữa bị nhiễm trùng rốn (92,3% bê bị nhiễm trùng rốn được điều trị bằng thuốc kháng khuẩn). Theo dõi thường xuyên và lưu giữ hồ sơ tốt có thể đẩy nhanh việc chẩn đoán các bê bệnh. Liệu pháp hỗ trợ điều trị sớm trong giai đoạn đầu có thể giúp giảm tổn thất bê.
Quản lý vệ sinh và ô chuồng thai sản
Vệ sinh thích hợp là cần thiết trong mọi khía cạnh quản lý bê. Việc này khởi sự tại ô chuồng thai sản. Các ô chuồng thai sản nên có chỗ nằm thoải mái sạch sẽ, khô ráo, lý tưởng nhất là tách biệt với ô chuồng thú bệnh. Ổ rơm nên được thay đổi thường xuyên và ô chuồng được sát trùng sau mỗi lần sử dụng để giảm tải mầm bệnh.
Bê con sinh ra có ít hoặc không có sự miễn dịch vì thế giảm thiểu sự phơi nhiễm với mầm bệnh là rất quan trọng. Ngoài ra, bê con có rất ít mỡ dự trữ lúc sinh, vì vậy ô chuồng thai sản nên có rơm khô, đặc biệt là khi có thời tiết và vào mùa lạnh.
Nên theo dõi kỹ ô chuồng thai sản để bê con được lấy ra khỏi mẹ kịp thời. Điều này sẽ giúp giảm bị phơi nhiễm với mầm bệnh cũng như giảm tiềm năng tổn thương, có thể xãy ra đặc biệt ở các chuồng nhóm. Ô chuồng thai sản sạch sẽ là rất cần thiết, vì vệ sinh kém có thể đóng góp vào nhiễm trùng rốn.
Sử dụng cồn i-ốt 7% để nhúng rốn sau khi sinh, có thể giúp làm giảm nhiễm trùng rốn.
Sữa đầu
Có nhiều khía cạnh quan trọng trong quản lý bê con trước cai sữa, nhưng chất lượng, sản lượng, và thời điểm bê con được uống sữa đầu là điểm then chốt ở hầu hết các trại. Người ta thường khuyến cáo cho uống 4 lít sữa đầu chất lượng cao (>tránh tách rời globulin miễn dịch) trong 6 đến 12 tiếng sau sinh. Sự hấp thụ globulin miễn dịch ở đường ruột giảm dần theo thời gian; do đó, điều quan trọng là cung cấp các chất dinh dưỡng này cho bê con một cách kịp thời. Các globulin miễn dịch giúp cung cấp sự bảo vệ trong suốt 2 tuần đầu của đời sống trong thời gian bê con phát triển tính miễn dịch chủ động của chính nó.
Chất lượng sữa đầu cũng là yếu tố quan trọng. Chất lượng của sữa đầu có thể được ước lượng dễ dàng tại trại với các thiết bị colostrometer (máy đo sữa đầu) hoặc hydrometer (tỉ trọng kế). Công cụ này đáng tin cậy được sử dụng để phân biệt sữa đầu chất lượng tốt với sữa đầu chất lượng kém. Khúc xạ kế Brix là một công cụ nữa được sử dụng tại trại để xác định chất lượng sữa đầu. Bất kể sử dụng công cụ nào, tốt nhất là đo chất lượng sữa đầu ở nhiệt độ phòng (23°C) vì các mẫu ở nhiệt độ thấp hơn hoặc cao hơn có thể cho kết quả đọc sai.
Một chỉ báo khác của chất lượng sữa đầu là lượng vi khuẩn. Lượng vi khuẩn có thể được hạn chế bằng cách thu dọn vệ sinh và xử lý. Nên cho bê con uống sữa đầu, hoặc làm lạnh hoặc làm đông trong một đến hai giờ sau khi thu gom sữa để tránh sự phát triển quá mức của vi khuẩn. Ngoài ra, có thể thanh trùng sữa đầu (hoặc sữa thường) để giảm tải vi khuẩn.
Các nghiên cứu đã cho thấy rằng thanh trùng sữa trong 60 phút ở 60°C làm giảm được đáng kể lượng vi khuẩn với sự phá hủy tối thiểu globlin miễn dịch. Các thiết bị thanh trùng đòi hỏi vệ sinh đúng cách và bảo trì thường xuyên để đảm bảo rằng chúng làm giảm số lượng vi khuẩn một cách hiệu quả. Một cách hay để giám sát hiệu quả của thiết bị thanh trùng là kiểm tra lượng vi khuẩn trong các mẫu sữa trước và sau khi thanh trùng để đảm bảo rằng lượng vi khuẩn có giảm. Một lần nữa, xử lý vệ sinh sữa tiệt trùng là quan trọng để tránh tái nhiễm trước khi cho uống.
Dinh dưỡng
Theo truyền thống, bê sữa được cho ăn giới hạn bằng thức ăn lỏng (khoảng 10% trọng lượng cơ thể, được ước lượng là một nửa lượng tiêu thụ bình thường) trong nổ lực đẩy nhanh cai sữa và giảm chi phí đầu vào. Nhiều nghiên cứu đã được kiểm tra về các lợi ích tiềm năng của việc tăng lượng sữa hoặc chất thay thế sữa cho bê con. Dữ liệu cho thấy rằng chương trình cho ăn dày đặc hơn giúp kích thích tăng trưởng, tăng hiệu quả thức ăn, cải thiện sức khỏe và quyền lợi động vật, và có tiềm năng cải thiện năng suất sữa tương lai. Những cải thiện này có thể do tính hữu dụng của các chất dinh dưỡng đối với tăng trưởng được tăng lên, chức năng miễn dịch được cải thiện, và khả năng điều hòa các stress gây ra do thời tiết được cải thiện.
Việc cho ăn giới hạn có thể chỉ cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cho nhu cầu duy trì. Trong giai đoạn thời tiết lạnh (và cũng như thời tiết nóng), đòi hỏi cần nhiều năng lượng hơn để duy trì nhiệt độ cơ thể. Ngoài ra, nhu cầu năng lượng cần tăng lên khi bê con bị bệnh để nâng cao sự kích thích miễn dịch, nhưng khẩu phần ăn vào thường sụt giảm trong giai đoạn có nhu cầu tăng này, đẩy bê con vào điều kiện ngay cả bất lợi hơn. Bê con nhận được lượng sữa hoặc sữa thay thế nhiều hơn cho thấy tỉ lệ chết và còi cọc thấp hơn so với những con có lượng ăn hạn chế, rất có thể là do khả năng của chúng được cải thiện để đối phó với các thách thức.
Ngoài việc xem xét lại chỉ là lượng sữa hoặc sữa thay thế được cho ăn, thì công thức của các chất thay thế sữa truyềnthống cũng đã được nghiên cứu. Thường cho ăn bột 20% protein, 20% béo. Công thức chứa độ dinh dưỡng cao hơn đã được tạo ra với thành phần dinh dưỡng gần giống với sữa nguyên. Điều này đặc biệt có lợi trong giai đoạn thời tiết lạnh và cho giống nhỏ như Jerseys có nguy cơ mất nhiệt cao hơn.
Phụ gia thức ăn chăn nuôi có thể dùng được trong sữa thay thế và cũng như trong giai đoạn bê con starter. Bảng 1 liệt kê một số loại phụ gia thức ăn và lợi ích của chúng trong chăn nuôi bê con.
Nhiều sản phẩm trên thị trường hữu ích cho chăn nuôi bê, nhưng không có sản phẩm nào có thể khắc phục được tình trạng vệ sinh quá kém hay thức ăn cực kém.
Chỗ nuôi
Chỗ nuôi cũng quan trọng cho việc nuôi bê khỏe mạnh. Vệ sinh thích hợp là yếu tố then chốt và bê con cần được cung cấp nhiều ổ rơm khô và sạch. Thông gió cũng quan trọng để duy trì chất lượng không khí tốt và giảm các vấn đề về hô hấp. Hầu hết các bê con được nuôi dưỡng từng con trước cai sữa, nhưng nghiên cứu mới đây cho thấy bê được nuôi theo cặp thì có lợi về các tiêu chí năng suất và tương tác cộng đồng. Bê con bú nhau là một quan tâm khi được nuôi chung cùng nhau, nhưng bú nhau không dinh dưỡng cũng có thể gây bất lợi cho sức khỏe của những bê được nuôi riêng lẻ do ăn vào các mầm bệnh tiềm ẩn. Cần nghiên cứu thêm về hình thức nuôi theo nhóm và nghiên cứu giảm mọi kiểu bú của bê.
Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe bê trước cai sữa và có thể gây ảnh hưởng về sau trong đời sống của chúng. Trong thời điểm giá sữa thấp, thì việc cắt giảm chi phí đầu vào cóthể là hấp dẫn, đặc biệt ở giai đoạn sản xuất mà thu nhập không rõ ràng. Tuy nhiên, nuôi dưỡng bê kém sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận sau này khi những bê cái bước vào đàn tạo sữa. Sử dụng thời gian và tiền bạc để nuôi bê khỏe mạnh sẽ được hoàn trả trong tương lai.
Nguồn: channuoivietnam.com
Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu
Địa chỉ kho: số 3, đường Tân Xuân 6, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM
Hotline: 0972502979
Gmail: thietbichannuoibo@gmail.com
Website: https://thietbichannuoibo.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/chuyennghiepchannuoibo