Dê bỏ ăn và những nguyên nhân cần biết

nuoi-de
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Dê bỏ ăn là một triệu chứng không xa lạ đối với những người chăn nuôi dê. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh và mức độ biếng ăn mà có thể ảnh hưởng đến năng suất thịt và sữa của dê.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng dê bỏ ăn

Trong quá trình phát triển dê sẽ gặp phải nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng dê bỏ ăn, ăn kém từ đó khiến sự tăng trọng không ổn định, miễn dịch kém hoặc hay mắc bệnh. Các nguyên nhân có thể kể đến như:

De-bo-an
Dê bỏ ăn dẫn đến hệ miễn dịch kém
  • Do yếu tố khí hậu, thời tiết: thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh cũng có rất dẫn đến khẩu vị của dê bị kém đi.
  • Thay đổi môi trường sống hoặc các yếu tố liên quan đến môi trường.
  • Thay đổi nguồn thức ăn mới khiến dê chưa  kịp thích ứng.
  • Các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như tiêu chảy, chướng bụng…
  • Các bệnh không liên quan đến đường tiêu hóa như viêm phổi, lở mồm long móng, tụ trùng huyết, viêm kết mạc,….

Các bệnh thường gặp dẫn đến tình trạng bỏ ăn

Bệnh tiêu chảy

  • Nguyên nhân: do sức đề kháng yếu nên dễ nhiễm phải các vi khuẩn đường ruột, thức ăn không hợp vệ sinh hoặc dê con bị nhiễm bệnh do vú mẹ vị viêm, sữa bị viêm.
  • Triệu chứng: dê bỏ ăn, ăn kém, phân nhão màu trắng hoặc vàng, có thể lỏng, mùi hôi. Do mất nước nên dê mệt mỏi, xù lông, yếu ớt.
  • Phòng và điều trị bệnh: bù dịch bằng điện giải, sử dụng thuốc kháng sinh. Vệ sinh chuồng trại và tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Bệnh chướng bụng đầy hơi

Tim-nguyen-nhan-de-bo-an
Cần tìm ra nguyên nhân dê bỏ ăn
  • Nguyên nhân: do ăn quá nhiều thức ăn, thức ăn sinh hơi dạ cỏ nhiều, thức ăn ẩm mốc, thời tiết thay đổi…
  • Triệu chứng: hiện tượng sinh hơi quá mức trong dạ cỏ gây căng chướng bụng bên trái. Dê khó chịu, kêu là, bỏ ăn, bỏ nhai lại. Nếu nặng có thể gây tử vong.
  • Phòng và điều trị: không cho dê ăn những thức ăn ẩm mốc, không thay đổi đột ngột thức ăn, cỏ cắt về đặc biệt là sau mưa cần rửa sạch và phơi tái. Dùng giẻ bọc muối rang, gừng, rượu trộn lẫn chà xát bụng phần dạ cỏ kích thích nhu động. Giã tỏi, gừng cùng muối rang hòa với nước cho dê uống. Hoặc dùng sulfat magiê cùng thuốc tím hòa nước cho dê uống. Nếu chướng cấp tính phải chọc thông bằng trocar.

Xem thêm>>>

Viêm phổi ở dê

  • Nguyên nhân: Thường là do sự thay đổi đột ngột của thời tiết từ thu sang đông cùng các điều kiện thuận lợi khác như nhiệt độ thấp, giò mua, chuồng trại không hợp vệ sinh…
  • Triệu chứng: dê ăn uống kém hoặc bỏ ăn. Sốt cao, mệt mỏi, ủ rũ, chảy nước dãi, nước mũi, khó thở.
  • Phòng và điều trị: Vệ sinh chuồng trại, giữ ấm cho dê khi thay đổi thời tiết. Cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng tăng miễn dịch. Điều trị bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh, bổ sung vitamin và truyền dịch.

Liên hệ với chúng tôi: Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu

Hotline: 0972 50 2979

Fanpage: https://www.facebook.com/chuyennghiepchannuoibo

0972.502.979