Giữ trâu bò tránh bệnh viêm da nổi cục

Con-bo-nha-ba-hoa-bi-viem-da-n-3340-9029-1617074066
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, từ đầu năm đến nay, bệnh viêm da nổi cục (VDNC) xảy ra tại 13 tỉnh, thành phố với trên 2.100 con trâu, bò mắc bệnh. Dù số địa phương có dịch và số trâu bò mắc bệnh không lớn, nhưng điều đó cho thấy bệnh VDNC vẫn chưa được khống chế, vẫn nguy cơ bùng phát bệnh này trên diện rộng.

Cảnh báo nguy cơ bệnh tái xuất

Tại Gia Lai, sau gần 1 năm tiêm vaccine phòng bệnh VDNC trên đàn gia súc, đến nay, khả năng bảo hộ của vaccine đang giảm dần, nguy cơ xuất hiện dịch bệnh là rất lớn. Tại huyện Đak Pơ, từ giữa tháng 6 đến nay có 44 con bê của 28 hộ gia đình ở các xã: Phú An, Cư An và thị trấn Đak Pơ xuất hiện triệu chứng của bệnh VDNC do chưa được tiêm vaccine phòng bệnh. Sau khi phát hiện, cơ quan chuyên môn đã tổ chức khoanh vùng, hướng dẫn người dân điều trị khỏi bệnh 34 con, số còn lại đang tiếp tục chữa trị. Hiện địa phương không phát sinh thêm bò mắc bệnh VDNC.

Trước đó, tại xã Tơ Tung (huyện Kbang), bệnh VDNC đã làm chết 3 con bê. Lãnh đạo Phòng NNPTNT huyện cho hay: Để chủ động phòng-chống dịch bệnh, UBND huyện đã xuất nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp huyện 504 triệu đồng mua vaccine VDNC hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo và gia đình chính sách tiêm phòng cho đàn trâu, bò.

Tập trung ngăn chặn bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò | baotintuc.vn

“Giải pháp phòng chống dịch bệnh VDNC hiệu quả nhất là tiêm phòng vaccine. Vì vậy các địa phương cần có giải pháp và tuyên truyền để người chăn nuôi thực hiện đạt tỷ lệ tiêm phòng cao nhất”. Theo ông Ngô Đức Quỳnh – Phó Chi cục trưởng. Chi cục Chăn nuôi và thú y Nghệ An

Theo báo cáo của Trạm Chăn nuôi và Thú y thị xã Quảng Trị cuối tháng 8/2022, trên địa bàn đã xuất hiện bệnh VDNC trên 2 con bò và nghé ở 2 hộ dân ở thôn Tích Tường, xã Hải Lệ. Bò và nghé phát bệnh chưa được tiêm phòng vaccine VDNC, do tại thời điểm bò tiêm chưa đủ tuổi để tiêm phòng.

Tại Bình Định, từ ngày 1/1/2022 đến nay bệnh VDNC trên trâu, bò đã xảy ra và lây lan tại 532 hộ chăn nuôi thuộc 64 xã của 9 huyện. Số trâu, bò mắc bệnh là 587 con, chết và tiêu hủy 73 con. Nguy cơ dịch bệnh tiếp tục phát sinh, lây lan diện rộng là rất lớn, gây thiệt hại cho phát triển chăn nuôi.

Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế, bệnh VDNC đã xảy ra trên đàn bò của 2 hộ chăn nuôi thuộc thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền, tổng số bò mắc bệnh là 9 con. Lãnh đạo Sở NNPTNT đánh giá, bệnh VDNC nguy cơ tiềm tàng và lây lan sang các địa phương khác của tỉnh là rất cao, dễ gây thiệt hại nếu không được phòng bệnh tốt.

Mấy ngày gần đây, ổ dịch VDNC được phát hiện tại thôn 5, xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu (Nghệ An). Nguyên nhân xảy ra ổ dịch này, theo nhận định của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Diễn Châu, thì xã Diễn Kỷ thuộc ổ dịch VDNC cũ từ năm 2021, trong khi đó 3 con bò, bê của hộ dân ở thôn 5 chưa được tiêm vaccine phòng bệnh

Chủ động tiêm vaccine, phòng trừ bệnh

Giữ trâu bò tránh bệnh viêm da nổi cục - Ảnh 3.
Chăn nuôi trâu bò tập trung, đảm bảo chuồng trại sạch sẽ, tiêm vac-cine phòng bệnh đầy đủ… giúp phòng tránh được các dịch bệnh. Ảnh: Mô hình nuôi bò của hộ dân xã Chiềng Kheo, huyện Mai Sơn (Sơn La). Ảnh: Văn Ngọc

Giữa tháng 7/2022, Bộ NNPTNT đã ban hành Công văn số 4516 về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh động vật. Bộ đề nghị các tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai ctổ chức tiêm vaccine phòng bệnh, đặc biệt các bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi như: Cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh, VDNC, dịch tả lợn châu Phi, dại… bảo đảm tỷ lệ đạt trên 80% tổng đàn tại thời điểm tiêm vaccine…

Đánh giá chung về nguyên nhân tái xuất hiện và nguy cơ tái phát bệnh VDNC thời gian tới, lãnh đạo nhiều Sở NNPTNT và Chi cục Chăn nuôi – Thú y các tỉnh, thành phố có chung nhận định là do tỷ lệ tiêm phòng cho đàn trâu bò còn ở mức thấp. Ông Ngô Đức Thạnh – Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y thuộc Sở NNPTNT Trà Vinh cho biết: Từ đầu năm tới nay, bệnh VDNC xảy ra tại 24 ấp, khóm/15 xã, thị trấn thuộc 5 huyện. Trong 7 tháng đầu năm 2022, tỷ lệ tiêm vaccine phòng bệnh VDNC chỉ đạt 8,48% kế hoạch.

Theo ông Ngô Đức Thạnh, công tác tiêm phòng vaccine phòng bệnh là biện pháp chủ động và có hiệu quả tích cực nhất trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Các địa phương cần thực hiện xây dựng kế hoạch tiêm phòng vaccine, tăng cường công tác quản lý, thống kê đàn vật nuôi kịp thời, đầy đủ…

Tại địa bàn TP.Huế (tỉnh Thừa Thiên – Huế), mặc dù chưa xuất hiện bệnh VDNC, tuy nhiên để khẩn trương phòng tránh bệnh lây lan từ các địa phương lân cận, thành phố đã chỉ đạo quyết liệt công tác tiêm phòng vaccine với mục tiêu tiêm phòng trên 100% số trâu bò trên địa bàn; Tạo miễn dịch chủ động cho đàn trâu bò nhằm ngăn ngừa dịch bệnh phát sinh và lây lan. Đồng thời, UBND thành phố đã quan tâm bố trí kinh phí nhằm bổ sung vaccine để tiêm phòng cho tổng số 2.390 con trâu, bò thuộc thành phố.

Chủ động ứng phó, phát hiện sớm, kiểm soát, khống chế thành công dịch bệnh VDNC trên trâu, bò trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Bạc Liêu đã ban hành kế hoạch phòng chống bệnh VDNC giai đoạn 2022- 2030, với mục tiêu hàng năm tổ chức tiêm vaccine VDNC đồng loạt cho trâu, bò trên địa bàn, đảm bảo tỷ lệ tiêm đạt trên 80% tổng đàn thuộc diện tiêm tại thời điểm tiêm phòng. Mỗi năm thực hiện tiêm phòng 1 đợt chính trước thời điểm dịch bệnh VDNC thường xảy ra tại địa phương, trước mùa phát triển các véc tơ truyền bệnh VDNC…

Theo quyết định của UBND tỉnh Bạc Liêu, ngân sách tỉnh đảm bảo kinh phí cho các hoạt động của cơ quan cấp tỉnh, bao gồm những nội dung chính: Hỗ trợ cho người chăn nuôi có trâu, bò buộc tiêu hủy, khôi phục sản xuất chăn nuôi và các lực lượng tham gia chống dịch thuộc cơ quan cấp tỉnh; hỗ trợ mua vaccine VDNC và tổ chức tiêm phòng…

Thông tin từ Sở NNPTNT Gia Lai, đến nay, các địa phương trong tỉnh đã xuất ngân sách hơn 11,1 tỷ đồng mua các loại vaccine về tiêm phòng cho đàn gia súc, trong đó có khoảng 60.760 liều vaccine VDNC. Do khó khăn về kinh phí, toàn tỉnh mới có 12 địa phương xuất ngân sách mua các loại vaccine tiêm phòng và hóa chất nhưng vẫn chưa đảm bảo kế hoạch đề ra. Hiện còn 5 địa phương chưa bố trí được kinh phí.

“Sở NNPTNT đã đề xuất UBND tỉnh đôn đốc, nhắc nhở các địa phương bố trí kinh phí mua vaccine phòng bệnh. Đồng thời, xem xét hỗ trợ các địa phương khó khăn về kinh phí nhằm triển khai đồng bộ các giải pháp phòng-chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm”- lãnh đạo Sở NNPTNT thông tin thêm.

Tính đến hết năm 2021, toàn tỉnh Tây Ninh có 110.000 con trâu, bò. Theo UBND tỉnh, mục tiêu của kế hoạch phòng, chống bệnh VDNC trên trâu, bò tại địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 -2030 là: Kiểm soát, khống chế thành công dịch bệnh VDNC; góp phần bảo đảm an toàn thực phẩm, môi trường và hoạt động thương mại động vật, sản phẩm động vật của tỉnh.

Tỉnh đặt mục tiêu bảo đảm tiêm phòng cho trên 80% tổng đàn trâu, bò, bê, nghé được tiêm đầy đủ vaccine VDNC; hàng năm giảm 20% số xã (phường, thị trấn) có dịch và số gia súc mắc bệnh VDNC so với năm liền kề trước đó.

Dự toán kinh phí thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch bệnh VDNC trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2030 trên 37,7 tỷ đồng. Năm 2022, ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% chi phí mua vaccine và tiền công tiêm phòng cho đàn trâu, bò chăn nuôi nông hộ có tổng đàn dưới 16 con trong đợt tiêm phòng chính…

Nguồn: danviet.vn

Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu

Địa chỉ kho: số 3, đường Tân Xuân 6, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM

Hotline: 0972502979

Gmail: thietbichannuoibo@gmail.com

Website: https://thietbichannuoibo.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/chuyennghiepchannuoibo

0972.502.979