Những bác sỹ thú y chưa bao giờ mong muốn những chú chó nhà bạn rơi vào tình trạng nguy cấp cần đến các biện pháp CPR (phục hồi tim phổi cho chó). Nhưng nếu trong trường hợp bạn thấy cún nằm in bất động và hầu như không có phản xạ gì khi bạn kích thích vào nó, hy vọng bạn biết phải làm gì để cứu nó trước khi nó đến được bệnh viện thú y.
Mục tiêu của các biện pháp phục hồi tim phổi cho chó là cung cấp lưu lượng máu và ôxy đến các cơ quan và bộ não chính của cún – những cún đang rơi vào tình trạng ngừng hô hấp hay tim ngừng đập (hoặc cả 2). Đích cuối cùng là hỗ trợ cún duy trì cuộc sống cho đến khi có các biện pháp điều trị y tế thích hợp. Cụ thể, hãy nhớ nhiệm vụ của bạn trong trường hợp đó là bạn phải làm sao đưa được không khí vào trong phổi cún và ôxy vào trong máu, sau đó ép lên ngực 1 lực để cho máu lưu thông đi khắp cơ thể.
Điều đầu tiên, trước khi bạn cố gắng hô hấp nhân tạo cho bất kỳ con vật nào (không chỉ cún nhà bạn), hãy chắc chắn vật đã thực sự vô thức và ngừng thở. Một số vật nuôi, đặc biệt là những con khá nhiều tuổi, chúng ngủ rất ngon, kể cả bạn có gọi hay lay như thế nào cũng không hề động đậy và thực sự rất dễ nhầm lẫn là chúng đã ngừng thở. Nếu như vậy, bạn sẽ có nguy cơ bị chấn thương vô cùng nghiêm trọng nếu cố gắng hô hấp nhân tạo cho vật trong khi nó chỉ ngủ.
Nếu bạn đi qua cún và thấy nó bất tỉnh, không còn thở và tim không đập nữa, hãy thật bình tĩnh nhưng phải hành động nhanh chóng. Nếu có một người khác đang ở cùng với bạn, bạn cần phải hướng dẫn họ làm thế nào để giúp bạn. Cấp cứu phục hồi tim phổi dễ dàng nhất với hai người, nhưng cũng có thể làm được với một người nếu bạn đang một mình.
Cấp cứu phục hồi tim phổi hay CPR bao gồm 2 thao tác: thổi không khí vào mồm con vật và ép ngực.
Cấp cứu “thở” (nếu vật nuôi không thở).
Mở đường thở của cún bằng cách mở miệng và kéo lưỡi ra để bạn có thể nhìn thấy mặt sau của miệng. Hủy bỏ bất kỳ sản phẩm nôn hoặc dị vật gì khác bằng cách móc cong ngón tay lại và quét 1 đường, cẩn thận đừng đẩy dị vật sâu vào cổ họng.
Bịt kín miệng của cún và dùng miệng của bạn ngậm vào mũi của nó để thổi không khí vào phổi cún. Hãy giữ chặt khóe miệng cún kín lại khi bạn thổi để ngăn chặn không khí thoát ra ngoài. Khi bạn thở, hãy chắc chắn lồng ngực của bạn có tăng lên để chứng tỏ có lượng không khí trong đó. Nếu bạn cảm thấy nghi ngờ, hãy kiểm tra lại một lần nữa để chắc chắn đường hô hấp trên của vật không còn dị vật.
Thổi như vậy khoảng 3-5 lần, sau đó kiểm tra xem cún đã thở nhẹ trở lại hay chưa? Nếu cún vẫn nằm im không thở, tiếp tục hô hấp nhân tạo cho nó.
Đối với chó nhỏ: 20-25 hơi thở mỗi phút. Đối với cún vừa và lớn: cung cấp cho chúng 12-20 hơi thở mỗi phút.
Ép ngực (nếu tim cún ngừng đập).
Đối với cún nhỏ, ép ngực bằng một hoặc hai tay, ép xung quanh ngực. Mục tiêu của bạn là ép sao cho đạt khoảng 100-150 lần ép mỗi phút.
Đối với cún vừa và lớn, đặt chúng nằm nghiêng sang 1 bên và sử dụng một hoặc cả hai tay để ép ngực khoảng 80-120 lần mỗi phút.
Cách tốt nhất là bạn có thể vừa ép ngực và thổi ngạt cùng một lúc, nhưng nếu bạn chỉ có một mình, bạn sẽ không thể làm được như thế. Thay vào đó, bạn hãy thổi 2 hơi thở cho mỗi 15 lần ép ngực.
Đáng buồn thay, tỷ lệ sống sót đối với những vật nuôi cần CPR là vô cùng thấp. Chỉ có khoảng 6-7% vật nuôi vượt qua được cơn nguy kịch, ngay cả khi CPR được thực hiện tại bệnh viện. Nhưng cơ hội sống sót luôn luôn bằng 0% nếu chúng ta không cố gắng, do đó, hãy nhớ những thao tác này, hãy bình tĩnh và cố gắng để cho cún nhà bạn một hy vọng.
Nguồn: FarmVina
Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu
Địa chỉ kho: số 3, đường Tân Xuân 6, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM
Hotline: 0972502979
Gmail: thietbichannuoibo@gmail.com
Website: https://thietbichannuoibo.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/chuyennghiepchannuoibo