Kinh nghiệm và kỹ thuật thuần hóa và nuôi gà rừng (phần 1)

Ga-rung
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

PHẦN 1: ĐẶC ĐIỂM NHẬN DẠNG & CÁCH THUẦN DƯỠNG GÀ RỪNG

1.1. Đặc điểm nhận dạng
– Gà rừng có cánh dài 200 – 250 mm nặng 1 – 1,1kg. Con trống có lông ở đầu và cổ màu đỏ cam, lưng và cánh đỏ thẫm, ngực bụng và đuôi đen. Con mái nhỏ hơn con trống, toàn thân màu nâu xỉn. Mắt nâu hay vàng cam ở con mái và màu đỏ ở con trống. Mỏ nâu, chân xám xanh.

– Thân hình thanh, mào nhỏ. Gà rừng duy nhất chỉ có mào cờ. Khi gà thay lông thì mào gà giảm đi 1/3 kích cỡ.

– Tích, tai:

+ Gà trống có tích dài nhưng không quá to, tai màu trắng.

+ Gà mái tích rất nhỏ hầu như không có, tai gà mái cũng có màu trắng nhưng rất nhỏ so với gà trống.

– Mặt: gà rừng có mặt nhỏ, không dài, mỏ thẳng màu sắc của mỏ phụ thuộc vào màu sắc của chân gà có thể là màu nâu hơi trắng hoặc vàng hơi xanh.

– Lông: gà rừng trống có lông đuôi thưa tối đa 2 cọng lông đuôi chính chia đều 2 bên mỗi bên 1 cọng. 4 cọng lông đuôi phụ cong đều mỗi bên không quá dài. Lông đuôi gà rừng thường chụm lại chứ không xòe ra. Độ dài lông đuôi phụ thuộc vào từng loại gà.

– Có sức đề kháng cao, khỏe mạnh, ít xảy ra bệnh dịch.

– Dễ nuôi, không cần nhiều thức ăn.

– Sống theo đàn, ngủ trên cành cây.

– Chất lượng thịt cao, thịt thơm ngon, giá bán cao.

– Gà trống được khoảng 6 tháng tuổi bắt đầu gáy và được 8 tháng tuổi là gáy rành rọt. Gà biết gáy là có thể đạp mái.

– Gà mái khoảng 7 tháng tuổi bắt đầu đẻ. Gà đẻ tối đa 3 lứa/năm (đối với gà nuôi ở nhà).

– Khoảng tháng 7 đến tháng 10 âm lịch thì gà trống bắt đầu thay lông và trong thời gian này thì gà mái cũng không đẻ.

– Chân: gà rừng là chân tròn chứ không có chân vuông. Chân màu xanh đá hoặc xanh vỏ đậu. Cựa gà rừng ra rất nhanh khoảng 10 tháng tuổi cựa dài hơn 1cm nhưng gà hơn 1 năm tuổi cựa mới nhọn. Gà rừng chân cũng có 4 ngón như chân gà ta.

– Gà non có sọc to màu nâu sẫm ở chính giữa lưng chạy từ đỉnh đầu cho đến đuôi. Hai sọc mỏng màu nâu sẫm khác ở hai bên sườn (chạy từ cổ đến đuôi). Màu giữa các sọc là màu kem. Những sọc điển hình khác chạy từ mắt đến sau đầu. Phần còn lại trên lưng màu nâu nhạt và ở bụng màu nâu nhạt hơn. Lông cánh mọc nhanh và gà có thể bay 1 đoạn ngắn khi đạt1 tuần tuổi. Cẳng chân và các ngón chân ở vài ngày tuổi có màu xanh nhạt.

Cận cảnh đàn gà rừng tai trắng quý hiếm giá bạc triệu ở Hà Nội | Báo Dân trí

1.2. Cách thuần dưỡng

Gà rừng có bản tính nhút nhát hơn nhiều nên thuần hóa gà rừng cũng khá khó khăn. Tùy theo gà được bắt ở rừng về hay được ấp nở từ trứng mà ta có cách thuần hóa khác nhau.

(*) Đối với gà được bắt từ rừng về:

– Nếu bắt được gà mái thì ta có thể nhốt cùng gà trống và ngược lại. Việc nhốt chung như vậy giúp gà rừng nhanh chóng biết được chỗ để ăn.

– Nếu bắt được gà con thì ta có thể nhốt chung với những con gà khác cùng kích cỡ, dùng bạt che kín 3 phía lồng nhốt để tránh gây tổn thương cho gà con, trừ phía trước lồng ra vì để cho thoáng khí và gà không đâm về hướng này.

(*) Đối với gà nuôi ở nhà:

Khi gà con nở ra thay vì ném thức ăn vào cho gà ăn thì ta cần ngồi cạnh gà cho gà ăn đây là cách tốt nhất cho gà quen với sự có mặt của người và xác định được con người không có gây hại đối với nó. Qua tuần thứ 5 gà đã cứng cáp hơn ta thả gà con theo mẹ nhưng đến thời gian cho ăn thì gọi gà về và ngồi cạnh cho ăn hoặc cho ăn quanh bạn.

Nguồn; channuoivietnam.com

Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu

Địa chỉ kho: số 3, đường Tân Xuân 6, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM

Hotline: 0972502979

Gmail: thietbichannuoibo@gmail.com

Website: https://thietbichannuoibo.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/chuyennghiepchannuoibo

0972.502.979