Theo kết quả của một nghiên cứu mới, các gien của một số giống gà làm cho chúng gần như hoàn toàn đề kháng với một chủng cúm gia cầm.
Những phát hiện này, được công bố trên tạp chí Báo cáo khoa học, cho thấy di truyền đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định gia cầm dễ bị nhiễm hoặc có thể kháng virút cúm có khả năng gây tử vong. Cho đến nay, các nhà khoa học trên thế giới đã ít chú ý đến vai trò của di truyền của các loài chim trong việc truyền bệnh cúm mà thay vào đó chỉ tập trung thay vào cách thức virút tự tiến hóa và gây nhiễm.
Nghiên cứu do
Tiến sĩ Colin Butter tại Đại học Lincoln, Anh chủ trì. Nghiên cứu mới này được thực hiện tại Viện Pirbright có thể có giá trị trong việc phát triển sự hiểu biết của con người về cơ chế lây truyền cúm giữa các loài chim. Tiến sĩ Butter là một trong những chuyên gia hàng đầu của Anh về cúm gia cầm có chuyên môn về khoa học động vật, virút học và miễn dịch học.
Vi rút cúm là nguyên nhân gây nên bệnh cúm, bệnh truyền nhiễm đường hô hấp do virút thường gặp ở nhiều loài chim và động vật có vú. Các virút lưu hành trong các loài chim hoang dã và gia cầm nuôi là mối quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học vì chúng có thể biến đổi thành các hình thức có khả năng lây nhiễm cho con người.
Nguy cơ này đã khiến Tổ chức Y tế Thế giới chú trọng đến các biện pháp kiểm soát có hiệu quả cũng như đánh giá chuyên sâu về các yếu tố xung quanh sự lây nhiễm của vật chủ.
Tiến sĩ Butter cho biết: “Điều quan trọng là chúng ta hiểu các dòng di truyền khác nhau của gia cầm phản ứng với virút cúm gia cầm như thế nào để chúng ta có thể bắt đầu hiểu được sự lây lan của bệnh. Cho đến bây giờ, chúng ta mới biết tương đối ít về di truyền của một giống gia cầm có thể ảnh hưởng đến phản ứng của nó với virút cúm như thế nào. Nghiên cứu mới này lần đầu tiên cho thấy rằng một số dòng gia cầm có gien kháng với bệnh cúm gia cầm”.
Kết quả của nghiên cứu có giá trị trong việc nhấn mạnh vai trò quan trọng của một vật chủ trong sự lây lan của dịch cúm gia cầm, và nghiên cứu cũng muốn nhấn mạnh một số yếu tố liên quan đến chuỗi các cơ chế
lây nhiễm và v.
Nhóm nghiên cứu bao gồm các nhà khoa học Viện Pirbright (một trung tâm nghiên cứu quốc tế về cải thiện sức khỏe của gia súc gia cầm trên toàn thế giới), các chuyên gia từ Đại học Oxford và Viện Crick Francis ở London và được tài trợ bởi Hội đồng Nghiên cứu Công nghệ sinh học và Khoa học sinh học (BBSRC). Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra hai giống gà khác nhau để xác định liệu di truyền có đóng góp một phần trong sự nhạy cảm hay đề kháng với bệnh cúm gia cầm hay không.
Họ phát hiện ra rằng các giống gia cầm mang virút nhưng có gien kháng bệnh chỉ chứa virut qua đường hô hấp trong một thời gian hạn chế, trong khi các giống gia cầm dễ bị bệnh thải virút trong phân và mang virút trong thời gian dài hơn. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng đây là đặc điểm duy nhất có liên quan đến sự lây lan virút và do đó các giống gia cầm kháng bệnh hoàn toàn không thể làm lây lan bệnh. Các kết quả khác của nghiên cứu cho rằng điều này có thể là do sự hạn chế di truyền trong các giống gia cầm kháng bệnh khiến virút bên trong cơ thể chúng ngừng lây lan.
Giáo sư Venugopal Nair, Giám đốc Chương trình Bệnh cúm gia cầm tại Viện Pirbright cho biết: “Những phát hiện của nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu bản chất phức tạp của sự tương tác giữa virút và vật chủ và vai trò tiềm năng của các yếu tố di truyền ở cơ thể vật chủ ảnh hưởng đến động lực truyền tải của các bệnh quan trọng như cúm gia cầm”.
Những phát hiện này dẫn đường cho việc tiếp tục nghiên cứu để phát hiện và kiểm tra các cơ chế sinh học chính xác đằng sau các gien kháng. Điều này có thể có những tác động lớn đối với chăn nuôi gia cầm cũng như phương pháp điều trị cúm ở người trong tương lai.
Tiến sĩ Butter nói thêm: “Triển vọng về việc lai tạo giống gia cầm với khả năng
miễn dịch tự nhiên với virút cúm chắc chắn sẽ giúp ích nhiều cho việc thực hiện các biện pháp kiểm soát hiện có và có lẽ sẽ hạn chế rủi ro lây lan virút cúm sang người”.
Nguồn tin: Bộ NN&PTNT