Ngựa phối giống là cách để duy trì nòi giống của loài ngựa nói riêng và rất nhiều loài gia súc khác. Nhận biết ngựa đang trong thời kì động dục để có chế độ chăm sóc hợp lí là một điều cần thiết. Cập nhật những thông tin về phối giống ở ngựa trong bài viết dưới đây:
Mục lục
Chọn ngựa phối giống
Để cho ra những thế hệ ngựa con mang những đặc điểm tốt của bố mẹ cũng như tỷ lệ phối giống thành công cao thì người chăn nuôi cần chọn ngựa giống tốt. Cách nhận biết ngựa giống tốt:
- Đầu tiên là kiểm tra về tình trạng sức khỏe, sức sản xuất để chọn lọc những con giống tốt. Ngựa khỏe mạnh, sản xuất tốt tức là nó thích nghi được với điều kiện sống của môi trường. Quá trình thích nghi này giúp ngựa sinh trưởng và phát triển tốt, có sức để sản xuất.
- Ngựa tốt phải có vóc dáng cao to, cổ giống dê, dài, dạng mình gân. Phần xương phải phát triển tốt hơn thịt.
- Da mỏng, lông mềm mại, bóng.
- Chân càng nhỏ càng tốt nhưng ống xương phải tròn.
- Đuôi thì xòe có hình dạng như cây chổi tiên.
- Không nên chọn những con mắt sáng, chớp liên tục, tai hay vểnh lên vì có thể chúng đã bị cho dùng thuốc.
- Nên chọn ngựa mắt to đôi tai xốc thẳng.
- Mình tròn, mông to.
Chu kì động dục ở ngựa
Thời gian động dục
Mỗi loài động vật lại có những đặc điểm khác nhau về chu kì động dục. Đối với người chăn nuôi ngựa phối giống đang đến tuổi động dục cần nắm được các thông tin sau:
- Ngựa cái mỗi năm thường chỉ động dục một lần, nó thường xảy ra vào khoảng mùa xuân hoặc mùa hè vì chúng thích thời tiết ấm áp.
- Chúng sẽ ngừng động dục vào mùa đông khi thời tiết giá lạnh. Vì vậy mùa đông ngựa không có khả năng thụ thai hoặc đẻ. Việc con cái không động dục và mang thai vào mùa đông giúp ngựa con không phải chịu quãng thười gian khắc nghiệt nhất trong năm. Tăng tỉ lệ sinh thành công ở ngựa.
- Ngựa cái thường chỉ rụng 1 trứng.
- Khoảng thời gian giữa các lần rụng trứng là 1 ngày. Nồng độ hoocmon Progesterol sẽ tăng lên sau khi ngựa rụng trứng lần 2.
- Chu kì động dục của ngựa sẽ diễn ra trong vòng 18-22 ngày.
- Ngựa được 18 tháng tuổi là có khả năng động dục và sinh sản. Nhưng thường thì người ta sẽ phối giống khi ngựa được trên 3 tuổi. Và 4 tuổi mới là tuổi trưởng thành của loài ngựa.
Xem thêm>>>
Biển hiện của ngựa động dục
Các biểu hiện của một con ngựa khi có dấu hiệu động dục:
- Ngựa cuộn môi trên, nhe răng giống như đang cười. Đây thực tế là một phản ứng gọi là flehmen, ngựa dùng khứu giác để đánh hơi. Chúng ta thường thấy ở ngựa cái hơn là ngựa đực.
- Ngựa phối giống thường bồn chồn, ăn kèm, thường đi lại quanh chuồng.
- Con cái thì ngỏng đuôi lên, đóng mở âm hộ và khụy chân để đi tiểu hoặc phun chất nhầy.
Chăm sóc ngựa phối giống
Chế độ ăn
Ngựa đến thời kì phối giống cần có chế độ ăn khác so với thời kì khác. Do lúc này ngựa cần nhiều lượng chất dinh dưỡng hơn:
- Tính dục và chất lượng tinh trùng của ngựa phụ thuộc một phần vào chế độ dinh dưỡng vì vậy cần bổ sung đầy đủ protein và vitamin, khoáng chất.
- Thức ăn cho chúng cần có chất lượng tốt, đầy đủ thành phần dinh dưỡng.
- Chia thành nhiều bữa ăn.
- Ngựa giống cần tối thiểu 3kg cỏ khô mỗi ngày cùng 2,6-3kg thức ăn tinh hỗn hợp.
- Có thể thay thế cỏ khô bằng rơm tương đương với tỷ lệ 1 cỏ thay bằng 1,5 rơm. Nếu thay bằng cỏ tươi thì 1 cỏ khô thay bằng 3-4 cỏ tươi.
- Thức ăn tinh thì dung các loại như ngô, thóc, cám, bột sắn, khô đậu tương, bột cá, khoáng trộn theo tỉ lệ nhất định cho 2.900Kcal/ 1kg cân nặng.
- Những ngày lấy tinh hoặc phối giống thì cho ngựa đực ăn thêm 2-3 quả trứng gà.
Vận động
Một chế độ vận động hợp lí sẽ tăng cường sức khỏe cho ngựa giống. Chế độ này cần được duy trì thường xuyên trước và sau khi phối. Tùy vào mục đích sản xuất, tình trạng sức khỏe, mức độ cung cấp chất dinh dưỡng mà có sự tập luyện phù hợp.
- Thời gian vận động trung bình mỗi ngày 60-90 phút.
- Sau khi chạy cần cho ngựa đi bộ 15 phút.
- Khi đến thười gian phối giống thì không cho ngựa vận động mạnh.
- Ngựa đực không vận động thì tinh trùng thường yếu, nhưng nếu vận động quá sức cũng ảnh hưởng đến tinh trùng.
- Gặp thời tiết thay đổi đột ngột, không cho ngựa ra ngoài cũng như giảm lượng thức ăn tinh, tránh trường hợp tiêu hóa không tốt không chuyển hóa hết được sinh bệnh về tiêu hóa.
Các phương pháp lai ngựa phối giống
Thường thì ở với loài động vật này người chăn nuôi có hai phương pháp phối giống ngựa :
Lai cải tiến:
- Mục đích của phương pháp nhằm tạo ra những giống ngựa có chất lượng cao, năng suất tốt.
- Ngoài việc tạo ra các giống mới họ còn đưa các giống ngựa địa phương đi cải tạo, giao phối vơi snhuwnxg con ngựa mang gen tốt của nước ngoài
- Phương pháp này cũng áp dụng thành công công nghệ thụ tinh nhân tạo trong việc lai giống.
Lai khác loài: Một trong những điểm đặc biệt của lai giống loài ngựa đó là có thể lai khác loài thông qua việc giao phối chéo. Ngựa sẽ được lai cùng với một loài khác cùng chi, nhưng nhược điểm của nó là con lai bị vô sinh. Nguyên nhân là do thiếu hụt về gen trong bộ nhiễm sắc thể. Một số con lai chúng ta có thể biết là con la, lừa la, lừa vằn, ngựa lùn vằn, ngựa vằn lai, zebroid, lừa hoang Tây tạng…
Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chăn nuôi ngựa và cũng như cách ngựa phối giống.
Liên hệ với chúng tôi: Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu
Hotline: 0972 50 2979
Fanpage: https://www.facebook.com/chuyennghiepchannuoibo
Pingback: Hướng dẫn cách chăm sóc bò cái - Thiết bị chăn nuôi bò Á Châu
Pingback: Trọn bộ kỹ thuật nuôi trùn quế hiệu quả nhất
Pingback: Đua ngựa có được tổ chức tại Việt Nam không? - Thiết bị chăn nuôi bò Á Châu