Khi giao mùa các bệnh trên heo sẽ rất dễ phát sinh. Trại thường không thể nào khống chế hoàn toàn bệnh hô hấp, mà chỉ có thể giảm bớt phần nào thiệt hại. Khi số lượng và chất lượng sữa của nái không tốt thì các loại bệnh sẽ tấn công heo con. Khả năng phát triển của heo con phụ thuộc vào các yếu tố trọng lượng, độ đồng nhất và sức miễn dịch.
- Stress làm giảm lượng cám ăn vào: khi thời tiết nóng, ẩm, heo thường giảm ăn, máng ăn và hệ thống cấp nước dễ bị nhiễm bẩn, các tác nhân gây bệnh tiêu hóa tăng nhanh, không gian nuôi dưỡng không đủ thời gian vệ sinh, sát trùng, khiến heo sẽ không được nghỉ ngơi thoải mái. Lúc này heo rất dễ bị stress. Trại cần áp dụng các biện pháp duy trì nhiệt độ ở mức thích hợp.Trong quá trình phát triển của heo thì mỗi ngày chúng phải ăn một lượng cám nhất định phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Tuy nhiên, khi bị stress chúng sẽ giảm ăn dẫn tới dễ mắc dịch bệnh.
- Sau khi vệ sinh cần phải duy trì độ ẩm chuồng trại thích hợp: không phải vệ sinh sát trùng kỹ là trại có thể tránh được tác hại của dịch bệnh. Các tác nhân gây bệnh hô hấp luôn chờ thời cơ thuận lợi để phát bệnh. Khi độ ẩm quá thấp, lỗ mũi và khoang miệng sẽ bị khô, dẫn tới niêm mạc ở khu vực này khô theo, lớp phòng vệ thứ nhất của heo bị vô hiệu hóa. Người chăn nuôi luôn phải ghi nhớ niêm mạc chính là một trong yếu tố quan trọng trong hệ miễn dịch.
- Bụi trong trại là yếu tố gây lây lan các tác nhân gây bệnh hô hấp. Vi khuẩn, virus, nấm mốc ,…sẽ bám vào bụi lây lan sang các nhóm heo khác. Đường kính của các hạt bụi này có thể từ 3um dến trên 100um.
- Có rất nhiều loại bệnh hô hấp trên heo như bệnh PRRS, cúm heo, bệnh do Circovirus, bệnh hô hấp do Coronavirus. Bệnh do vi khuẩn: bệnh viêm teo xoang mũi truyền nhiễm (AR), viêm màng phổi, viêm phổi, bệnh do Pasteurella, …Trong đó các bệnh như PRRS, bệnh do Circovirus, viêm màng phổi, viêm phổi, cần được ưu tiên khống chế. Bệnh hô hấp thường lây qua tiếp xúc (mũi với mũi ở khoảng cách dưới 90 cm). Heo có thể bị lây nhiễm nếu các tác nhân gây bệnh dính vào cám, nước, bụi, phân đi qua đường mũi hoặc miệng. Khi vệ sinh chuồng trại cần chú ý làm sạch tối đa các tác nhân gây bệnh. Áp dụng các biện pháp thông thoáng để giảm bụi trong trại.
Áp dụng nguyên tắc cùng vào cùng ra: nhiều trại không có trại cách ly nên việc ngăn chặn dịch bệnh rất khó khăn. Mỗi khi trại trống cần tối thiểu dành ra 5 ngày để áp dụng quy trình: xịt rửa – sát trùng – giữ khô – giữ trống chuồng. Nếu không thể thực hiện việc cùng vào – cùng ra thì việc vệ sinh sát trùng sẽ không mang lại hiệu quả. Ngoài ra, cũng cần lưu ý tới mật độ nuôi dưỡng, nếu heo nuôi với mật độ cao thì khả năng và tốc độ lây nhiễm sẽ cao hơn.
Những trại hay mắc bệnh hô hấp thường có những đặc điểm chung như sau:
- Trại không áp dụng việc cùng vào – cùng ra, liên tục nuôi dưỡng.
- Chuồng trại lớn, chênh lệch tuổi heo trên 3 tuần tuổi.
- Số lần di chuyển qua các trại nhiều, trại nhiều lần ghép bầy.
- Trại nhập hậu bị mang sẵn nguồn bệnh, không có trại hậu bị và không có quy trình phòng dịch.
- Trại nuôi với mật độ quá cao.
- Trang thiết bị chuồng trại không tốt, không cách nhiệt, không quản lý được nhiệt độ và ẩm độ.
- Thông thoáng khí chuồng trại không tốt.
- Trại đặt ở vị trí chăn nuôi tập trung, nhiều tác nhân gây bệnh.
Nguồn: khuyennongtphcm.vn
Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu
Địa chỉ kho: số 3, đường Tân Xuân 6, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM
Hotline: 0972502979
Gmail: thietbichannuoibo@gmail.com
Website: https://thietbichannuoibo.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/chuyennghiepchannuoibo