Nhiễm trùng đường tiêu hóa (tiêu chảy) ở chuột lang

Nhiễm Trùng đường Tiêu Hóa (tiêu Chảy) ở Chuột Lang
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Nhiều người nghĩ rằng táo bón không phải là vấn đề lớn. Nhưng nếu không được chữa trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng của chuột. Bệnh táo bón có thể dẫn đến việc khiến chuột ăn kém, suy dinh dưỡng. Nên để ý quan sát sẽ thấy chúng thường xuyên vào khay vệ sinh củ chuột.

Nguyên nhân chính gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa ở chuột lang:

  • Sai chế độ dinh dưỡng, thường là ăn quá nhiều đồ tươi dẫn đến việc mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
  • Thức ăn kém chất lượng hoặc không phù hợp
  • Nhiễm virus và vi khuẩn
  • Một số ký sinh trùng đường ruột (cryptosporidium và coccidia)
  • Đang dùng thuốc kháng sinh.

Thức ăn kém chất lượng hoặc không phù hợp là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy ở chuột lang. Thật không may, một số người nuôi vẫn nghĩ rằng chuột lang là động vật ăn tạp và họ cho ăn thức ăn thừa trên bàn, nuông chiều chúng bằng bánh quy, đồ ngọt và các sản phẩm hoàn toàn không phù hợp khác.

Nhiễm vi-rút và vi khuẩn thường đi kèm với tiêu chảy, nhưng theo quy luật, các triệu chứng khác cũng có – chảy nước mũi, bỏ ăn, v.v. Do đó, điều quan trọng là phải hiểu nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy ở chuột lang – vi phạm chế độ ăn uống hay là một căn bệnh.

Triệu chứng:

  • Chán ăn, mệt mỏi, phân ướt, tiêu chảy, dịch tiêu hóa trào lên miệng, giảm cân, thân nhiệt thấp.

Cách diều trị:

  • Ngừng cho ăn đồ tươi, chỉ cho ăn đồ khô và uống nước sạch.
  • Lấy lá sung giã rồi vắt lấy nước cho bé uống hàng ngày, khoảng 2-3 lần/ngày.
  • Sử dụng bột pha uống Smecta: 1 gói chia 3 lần/ngày.

Chuột bầu và baby được dùng thuốc Smecta, do các thành phần có trong thuốc Smecta có tác dụng cho đường tiêu hóa, chứ không ngấm vào máu, không gây nguy hại cho sức khỏe của mẹ bầu cũng như thai nhi.

Sau 2 ngày, bệnh tình không tiến triển thì phải mang đến thú y.

Chuột có thể tư vong trong vòng 24h nếu hoàn toàn bỏ ăn và uống.

Lưu ý: Nên điều trị cách ly, tuy đây không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng nếu GP khác ăn phân của GP bị bệnh thì sẽ bị lây.

Bị đầy hơi

Điều trị:

  • Si rô Simethicon: 2 lần/ngày, 0.5-1ml/lần.
  • Tăng co bóp dạ dày, giảm trào ngược thực quản: Si rô Motilium: 2 lần/ngày, 0.5ml/lần.

Liên hệ với chúng tôi: Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu

Hotline: 0972502979

Fanpage: https://www.facebook.com/chuyennghiepchannuoibo

0972.502.979