Nhiều người tin rằng trứng vịt có giá trị và dinh dưỡng cao hơn trứng gà, nhưng có rất ít những nghiên cứu chứng minh điều này.
Rhodes và cs (1960) đã so sánh trứng từ vịt Khaki Campbell với trứng gà. Họ phát hiện ra rằng hương vị trứng là tương tự nhau, cho dù trứng được dùng trực tiếp hay sử dụng trong bánh. Họ cũng đã phát hiện ra rằng trứng vịt ít bị hư hỏng trong thời gian bảo quản hơn so với trứng gà. Dây treo trong trứng không được thấy rõ ràng, một số người tham gia nghiên cứu cho rằng đây là ưu điểm của trứng vịt. Trứng vịt ít bị khả năng đổi màu quanh lòng đỏ khi nấu chín. Điều bất lợi ở trứng vịt là có vỏ cứng và lòng trắng cứng hơn trứng gà, nên sẽ khó khuấy trứng đều hơn.
Cũng có những khẳng định cho rằng những người bị dị ứng với trứng gà có thể sử dụng trứng vịt mà không bị vấn đề gì; tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng trong mọi trường hợp. Một nghiên cứu đã được báo cáo trong đó một người không bị dị ứng với trứng gà nhưng lại bị dị ứng với trứng vịt và trứng ngỗng (Añîbarro et al., 2000).
Sản xuất trứng vịt để ăn không phổ biến ở Châu Âu và Châu Mỹ. Tuy nhiên, ở Ấn Độ và Châu Á, trứng vịt là một phần quan trọng trong khẩu phần ăn.
Nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của các giống vịt đẻ trứng (ví dụ như Campbell và Runner) còn thiếu. Có một số thí nghiệm trên các khẩu phần vịt giống của các giống vịt khác nhau nhưng chưa có trên giống cho năng suất trứng cao (như Pekin). Nghiên cứu từ Ấn Độ chỉ ra rằng trong điều kiện địa phương, vịt Khaki Campbell có sản lượng tốt hơn so với các giống vịt địa phương (Rashid et al., 1985). Tuy nhiên, tỷ lệ chết ở vịt Khaki Campbell cao hơn. Những nghiên cứu tương tự cũng báo cáo rằng hiệu quả kinh tế của vịt địa phương có thể được cải thiện thông qua chương trình lai tạo với vịt Khaki Campbell.
Nhu cầu dinh dưỡng.
Hầu hết dinh dưỡng trong khẩu phần ăn cho gà đẻ đều có thể sử dụng cho vịt đẻ. Tuy nhiên, gà đẻ thường được cho ăn thức ăn dạng bột, còn thức ăn cho vịt nên là thức ăn dạng viên hoặc dạng mảnh và dạng tốt nhất là thức ăn viên. Với khẩu phần ăn dạng bột, thức ăn có xu hướng đóng cục nhiều hơn trong mỏ vịt, đòi hỏi chúng phải thường xuyên đến nguồn nước để làm sạch chúng. Điều này làm lãng phí thức ăn và tăng độ ẩm của chất độn chuồng.
Một khẩu phần ăn điển hình cho vịt đẻ có hàm lượng đạm tối thiểu 15-16% đạm và 3% canxi. Không nên cho vịt đẻ ăn các phụ phẩm hải sản (như bột cá) vì sẽ làm trứng mất mùi vị. Giống với gà đẻ thì vịt đẻ cũng không được cho ăn bột hạt bông.
Hiệp hội Đậu nành Hoa Kỳ khuyến nghị các nhu cầu được thể hiện bên dưới. Không có hàm lượng protein được đưa ra, nhưng các khẩu phần ăn nên có hàm lượng đạm là 17-19%.
Nhu cầu dinh dưỡng vịt đẻ trứng
Dinh dưỡng | Hàm lượng khuyến nghị |
ME, kcal/kg | 2850 |
Lys tiêu hóa, % | 0.80 |
Methionine tiêu hóa, % | 0.36 |
Tổng số acid amin Lưu huỳnh tiêu hóa, % | 0.64 |
Tryptophan tiêu hóa, % | 0.16 |
Threonine tiêu hóa, % | 0.58 |
Arginine tiêu hóa, % | 0.96 |
Isoleucine tiêu hóa, % | 0.62 |
Valine tiêu hóa, % | 0.72 |
Calcium, % | 3.50 |
Tổng phosphorus, % | 0.39 |
Sodium, % | 0.24 |
Linoleic acid, % | 1.00 |
Nguồn: Eorganic
Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu
Địa chỉ kho: số 3, đường Tân Xuân 6, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM
Hotline: 0972502979
Gmail: thietbichannuoibo@gmail.com
Website: https://thietbichannuoibo.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/chuyennghiepchannuoibo