Yếu tố môi trường và môi trường ngoại cảnh có mối quan hệ trao đổi chất, tăng lượng nhiệt sản sinh, do đó làm tăng lượng tiêu hao trong chăn nuôi. Khi không cung cấp đủ dinh dưỡng sẽ xuất hiện tình trạng giảm lượng mỡ.
Nhiệt độ thích hợp nhất đối với dê là từ 3 – 23 độ C, dê núi từ 0 – 26 độ C. Khi nhiệt độ xuống thấp hơn hoặc cao hơn nhiệt độ chuẩn thì tốc độ sinh trưởng của dê giảm, khả năng sinh sản giảm, lợi nhuận kinh thế giảm.
Mục lục
Độ ẩm
Độ ẩm cao hay thấp tương đối trong không khí ảnh hưởng trực tiếp đến sự sản sinh nhiệt độ trong cơ thể của dê núi. Trong điều kiện nhiệt độ thích hợp thì ảnh hưởng của độ ẩm trong không khí đến sự điều tiết nhiệt độ cơ thể dê núi không lớn. Khi độ ẩm môi trường tăng dê núi chủ yếu sản sinh nhiệt độ nhờ bốc hơi. Nếu độ ẩm không khí cao lượng nhiệt độ cơ thể dê sản sinh giảm, khi dê chỉ sản sinh nhiệt độ bị hãm hại làm cho nhiệt độ cơ thể tăng cao, da tụ máu, hô hấp khó khăn, dẫn đến dê bị chết. Trong điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, do quá lạnh ẩm ướt nên dê núi dễ bị cảm cúm do phong thấp, viêm khớp và viêm cơ…
Khi nhiệt độ rất cao, không khí quá khô hanh cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến dê. Trong môi trường nhiệt độ cao khô hanh, cơ thể dê mất nhiều nước sẽ gây ra khát nước, tác động của quá trình trao đổi chất yếu. Tuy nhiên đối với dê núi thì điều quan trọng nhất là cố gắng tránh môi trường độ ẩm cao. Vào mùa hè thu lượng nước giảm, độ ẩm trong không khí tương đối lớn, do chăn thả gia súc dưới trời mưa, ẩm ướt sẽ làm cho dê mắc các bệnh kí sinh trùng. Do đó vào mùa hè thu khi bà con chăn thả gia súc cần tránh những nơi ẩm ướt, chỗ trũng.
Ánh sáng
Ánh sáng có ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh sản của dê núi. Thông thường chất lượng tinh dịch của dê đực trong thời gian nắng trong ngày ngắn nhất trong mùa thu là cao nhất. Hoạt động của dê cái cũng có quan hệ mật thiết với thời gian nắng trong ngày, số lượng tinh trùng, trúng cũng ra cao nhất căn cứ vào thời gian nắng trong ngày trong mùa thu.
Ánh sáng còn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của lông tơ, qua nghiên cứu cho thấy sự phát triển của lông dê núi chủ yếu vào mùa hè. Bắt đầu vào thời gian nắng trong ngày thay đổi từ dài đến ngắn, giảm theo mức độ thời gian nắng trong ngày từ ngắn đến dài, lông dê mọc chậm và ngừng mọc.
Luồng không khí
Luồng không khí (gió) trong điều kiện bình thường không có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh sản và trưởng thành của dê núi mà tăng nhanh sự bốc hơi trong cơ thể dê và sự mất nhiệt lượng gây ảnh hưởng gián tiếp đến sự trao đổi nước và trao đổi nhiệt năng của dê núi.
Nghiên cứu cho thấy khi sức gió dưới cấp 3 (3,4 – 5,4m/s) có lợi cho việc chăn thả dê theo đàn, nhiệt độ về mùa hè cao dê đàn thích hợp với sức gió cấp 4 – 5 (5,5 – 7.9m/s đến 8,0 – 10,7m/s). Trong thời gian lạnh giá có gió bắc từ cấp 4 trở lên không có lợi cho chăn thả dê đàn, nếu có gió to cấp 6 – 7 (10,8 – 17,1m/s) dê đàn không thể chăn thả bình thường được.
Nếu nhiệt độ giảm có mưa, có gió to hoặc có tuyết thì khi chăn thả sẽ gây thiệt hại lớn đến đàn dê, đặc biệt trong thời kỳ sinh dê con và thời kỳ cắt lông có thể làm cho dê con và dê cắt lông bị lạnh dẫn đến bệnh tật. Do đó bà con cần thường xuyên chú ý đến sự thay đổi của khí hậu và áp dụng các biện pháp phòng tránh để giảm tổn thất cho đàn dê.
Đất đai và địa hình
Dê núi trong điều kiện chăn thả thì đất đai, địa hình và môi trường chăn thả có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu chăn nuôi dê thì tốt nhất nên chọn những khi vực có địa hình núi và bán đồi núi sẽ giúp cho đàn dê phát triển tốt nhất.
Những bãi cỏ, đất đai trong một số khu vực thiếu một số nguyên tố vi lượng làm cho dê ở vực đó bị thiếu chất dinh dưỡng gây d 0,5ml nước 1% sẽ mang lại những hiệu quả rất tốt.
Ở một số khu vực thiếu đồng thường thấy những biểu hiện chủ yếu như: Vận động các cơ mất thăng bằng hoặc bại liệt có thể dẫn đến dê bị chết hàng loạt. Những con bị bệnh nằng hầu như chết hết còn những con bị bệnh nhẹ do không thể ăn uống bình thường được nên gầy đi. Cách phòng ngừa là cho dê uống thuốc trên phương pháp này cũng có hiệu quả chữa bệnh nhất định đối với những con dê bệnh nhẹ.
Mỗi khu vực khác nhau nên căn cứ vào tình hình thừa thiếu các nguyên tố vi lượng trong bãi cỏ và đất đai của khu vực mình, điều chỉnh lương thực cho dê để đáp ứng nhu cầu về nguyên tố vi lượng.
Ngoài ra còn có một số loại thể khí độc trong chuồng dê (lưu hóa hydro, ammoniac) và một số vi sinh vật cũng làm cho dê bị bệnh ảnh hưởng đến sức sinh sản. Nên đảm bảo vệ sinh sạch sẽ chuồng dê, chú ý thông gió thoáng khí.
Ảnh hưởng của chuồng trại đến đàn dê
Dê là vật nuôi dễ thích nghi với điều kiện ngoại cảnh, tuy nhiên khả năng sản xuất của chúng phụ thuộc rất lớn vào môi trường sống, trong đó có yếu tố chuồng trại, đặc biệt đối với các giống dê cao sản.
Chuồng trại thích hợp có tác dụng bảo vệ sức khỏe cho đàn dê
Một trong những chức năng quan trọng của chuồng nuôi là bảo vệ sức khỏe cho đàn dê. Có chuồng nuôi tốt dê không bị tác động lớn bởi các điều kiện thời tiết khí hậu bất lợi như: Mưa, gió, nóng, lạnh, ẩm. Do vậy chuồng nuôi sẽ giúp bạn hạn chế dê bị bệnh tật. Dê đang có chữa, dê nuôi con và dê con bú sữa đặc biệt nhạy cảm với điều kiện thời tiết khí hậu xấu, do đó cần có chuồng nuôi để bảo vệ.
Làm chuồng nhốt dê sẽ hạn chế được dê bị bắt trộm. Do vậy chuồng nuôi dê thường được làm chắc chắn và gần nhà ở. Nhiều khi nuôi chó để trông giữ chuồng dê. Mặt khác cần phải đảm bảo cho dê không tự do phá hoại mùa màng, hoa màu. Do vậy trong những giai đoạn nhất định dê phải được nhốt trong chuồng vì lý do này. Chuồng trại tốt cũng giúp hạn chế dê bị tai nạn giao thông hay bị các tai nạn khác.
Chuồng trại có thể giảm thiểu tác động xấu của khí hậu và thời tiết
Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng, ẩm nên tốt nhất là làm chuồng dê theo hướng Đông Nam. Với hướng này vào mùa hè có thể hứng được gió Đông Nam mát mẻ còn khi vào mùa đông giá rét thì lại tiên cho việc che chắn. Tuy vậy khi làm chuồng còn phải căn cứ theo đặc điểm của từng vùng, từng nhà cụ thể mà xác định vị trí và hướng chuồng thích hợp để tận dụng yếu tố thuận lợi và hạn chế tối đa các yếu tố bất lợi của thời tiết đối với dê.
Chuồng trại giúp quản lý đàn dê được tốt hơn
Chuồng trại tốt giúp cho người chăn nuối theo dõi dê được dễ dàng để phát hiện các hiện tượng như: Dê động dục, phối giống, dê chửa, đẻ khi chúng được nuôi trong chuồng hơn là thả tự do. Một sốt triệu chứng bệnh tật như tiêu chảy có thể phát hiện dễ hơn khi nhốt dê trong ô chuồng của nó. Một khu chuồng nuôi thiết kế tốt sẽ có khu vực để nuôi cách ly những con vật ốm hay nghi bị ốm. Khi có chuồng nuôi người chăn nuôi có thể theo dõi từng cá thể dê và có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng tốt hơn nếu cần thiết, đồng thời tránh phiền phức cho xã hội do dê phá phách cây cối, hoa màu.
Địa điểm trang trại ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của đàn dê
Việc chọn địa điểm có quan hệ đến hiệu quả kinh tế và việc chăn dê thành hay bại cũng là vấn đề hàng đầu gặp phải khi xây dựng trang trại dê. Khi lựa chọn địa điểm trang trại dê cần xem xét toàn bộ các điều kiện cung ứng vật tư về điện, giao thông của cư dân và nguồn nước, chất đất, địa thế. Lựa chọn địa điểm ngoài việc xem xét quy mô chăn nuôi cần phải phù hợp với yêu cầu quy hoạch của khu vực đó. Xem xét kỹ lưỡng điều kiện thức ăn, cỏ của trang trại nuôi dê cần phải phù hợp với điều tập tính sinh sống của dê và điều kiện tự nhiên xã hội của vùng đó.
Căn cứ vào tập tính sống của dê thì việc xây dựng chuồng dê nên chọn nhưng nơi địa thế tương đối cao có nguồn nước tốt, mực nước nguồn nên dưới 2m. Ở những khu vực giá lạnh và vùng núi thì nên chọn xây dựng ở những nơi dốc thoải có diện tích rộng, tránh gió, quay về phía mặt trời. Địa thế như vậy có thể tránh được ẩm ướt mặt đất do mao mạch nước trong đất tăng. Mặt đất trang trại nên bằng phẳng và có độ dốc vừa phải để tiện cho việc thải nước, chống tích nước và lầy lội. Độ dốc lý tưởng khoảng 1 – 3%, độ dốc quá cao không tiện cho việc thi công xây dựng hơn nữa cũng làm cho khu vực trang trại gập ghềnh, không bằng phẳng do lượng nước mưa hàng năm bào mòn.
Tình hình đất đai ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe đàn dê. Nên chọn đất thông khí, thông nước tốt, mạch nước yếu, hút ẩm và sinh nhiệt kém, chất đất đều đặn, chịu áp lực.
Sử dụng đất cát là tốt nhất vì đất cát thông nước, khí khá tốt, giữ nước ít do đó sau khi mưa không bị bùn lầy, dễ duy trì môi trường khô ráo phù hợp, phòng ngừa sự phát sinh và sinh sối của các bệnh do vi khuẩn, ruồi muỗi, trứng ký sinh trùng gây ra. Chọn đất cát làm trang trại dê đều có lợi cho sức khỏe của dê, phòng ngừa bệnh tật. Đất mà có độ dính cao, thông khí, nước kém, không thuận lợi thoát nước thì không thích hợp xây dựng trang trại. Những nơi trũng, lụt, khe núi, là cửa gió mùa đông cũng không thích hợp.
Trong quá trình sản xuất trang trại dê, nước ướng cho dê, nước rửa chăn nuôi, thiết bị và nước tắm đều cần dùng lượng nước rất lớn. Vì vậy cần dùng nguồn nước đáng tin cậy.
Phương pháp nuôi dê lấy sữa
Trước hết cần chú ý khẩu phần ăn cho dê phải đầy đủ kể cả vào mùa đông và mùa hè. Giai đoạn dê cho sữa cần phải cho ăn thêm thức ăn tinh.
Chế độ nuôi dưỡng tốt phải đảm bảo cho dê mẹ phát triển bình thường khi có chửa, cho nhiều sữa trong thời kỳ cho sữa. Trước và sau khi đẻ phải cho dê ăn ngon, cháo cáo…tùy theo năng suất, chất lượng sữa. Năng suất, chất lượng sữa phụ thuộc vào thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn. Thiếu thức ăn thô xanh, nhất là thức ăn thô xanh non, ngon thì chất lượng sữa sẽ kém. Thừa thức ăn tinh hỗn hợp không chỉ làm cho chất lượng sữa giảm, chi phí thức ăn tăng mà con có thể gây nên nhiều bệnh tật, đặc biệt là các bệnh sản khoa trước, trong và sau khi sinh.
Chế độ nuôi dưỡng dê sữa phải căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng. Nhu cầu vật chất thô của dê mẹ vào cuối kỳ có chửa giảm trung bình còn 2kg/100kg thể trọng. Sau đó, nhu cầu vật chất khô tăng và đạt mức cao nhất vào tuần lễ thứ 14 – 15 (trung bình 4,5kg/100kg thể trọng) rồi giảm dần. Nói chung nhu cầu vật chất khô của dê sữa khoảng 5 – 6% thể trọng là thích hợp.
Dựa vào nhu cầu chất dinh dưỡng của dê sữa có thể tính được tiêu chuẩn ăn như sau
Trong thời kỳ cạn sữa, cần đảm bảo tiêu chuẩn ăn cho thai phát triển tốt làm cơ sở để giai đoạn sau đạt năng suất sữa cao. Trong thời kỳ cho sữa tiêu chuẩn ăn thay đổi tùy theo năng suất và phẩm chất sữa. Nếu tỉ lệ mỡ sữa là 4 – 4,5% thì năng suất 1kg/ngày thì dê sữa cần thêm 0,4 đơn vị thức ăn và 50g protein dễ tiêu.
Đối với dê cái non mới giao phối lần đầu, chưa thành thục tăng thêm 10% đơn vị thức ăn và lượng protein dễ tiêu. Đối với dê cái mới đẻ tăng thêm 15g protein dễ tiêu. Đối với dê cái sức yếu, mỗi ngày thêm 0,15kg thức ăn và 20g protein dễ tiêu. Đối với dê đang cho sữa, mỗi ngày thêm 0,2 – 0,3kg thức ăn và 25 – 30g protein dễ tiêu.
Ngoài thức ăn thô xanh phong phú chất lượng tốt cần bổ sung thêm thức ăn giàu đạm, muối khoáng, vitamin…vào khẩu phần thức ăn hàng ngày cho dê.
Nếu đã cho ăn thêm thức ăn như vậy mà trong vòng 2 tuần nếu năng suất sữa không tăng thì không nên cho ăn thêm nữa.
Khi phối hợp khẩu phần ăn hàng ngày cho dê ăn cần theo các nguyên tắc sau
- Căn cứ vào thể trọng của dê mẹ và năng suất sữa hàng ngày.
- Tận dụng nguồn thức ăn có sẵn ở địa phương để giảm giá thành nhưng phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn và đúng tỉ lệ năng lượng, protein trong khẩu phần.
- Để kích thích tối đa khẩu vị của dể cần dùng nhiều loại thức ăn bổ sung cho nhau.
`Theo kinh nghiệm nuôi dê sữa ở một số địa phương cho thấy đối với loại dê có thể trọng trung bình 40kg, mỗi ngày cho 2kg sữa và được chăn thả từ 5 – 6 giờ trên đồng cỏ tự nhiên thì khi về chuồng cần cho ăn thêm mỗi con 1,5kg cây kẹo dâu tươi hoặc cỏ dậu và 0,5kg thức ăn hỗn hợp.
Nếu cho dê sữa ăn urê thì cần chú ý không vượt mức 1% trọng lượng khẩu phần (tính theo vật chất khô) và không nhiều hơn 1/3 tổng số protein. Nên cho dê ăn rỉ đường theo mức 5% trọng lượng thức ăn phối hợp. Nếu cho dê ăn cỏ khô họ đậu thì bổ sung thêm thức ăn hỗn hợp có 14% protein và phốt-pho dạng monoratri phốt-phat.
Nếu cho dê ăn cỏ khô họ Hòa Thảo thì nên bổ sung thêm thức ăn hỗn hợp 16 – 18% protein. Nhất thiết phải cho dê sữa ăn thêm canxi, phốt-pho, muối ăn và i-ốt…
Phương pháp nuôi dê hướng thịt
Dê con từ 4 tuần tuổi đã có thể ăn thêm tại chuồng hay cho theo mẹ ra bãi chăn. Dê ăn tất cả các loại lá cây xanh, chú ý không để dê ăn các loại lá độc hoặc những nơi có dùng thuốc hóa học. Ngoài thời gian chăn thả nên cho ăn thêm cỏ khô, thức ăn tinh bột hoặc củ quả, chú ý cho uống nước sạch đầy đủ, mỗi ngày bổ sung vào thức ăn cho dê 8 -10g muối ăn.
Chuồng nuôi
Làn sàn bằng dạt tre có kẻ hở để tiện cho phân dê lọt xuống, phía trước làm ngăn đựng cỏ hoặc máng đựng thức ăn tinh bột, dưới sàn dùng xi măng tráng liền có độ dốc để nước tiểu dê dễ thoát, tiện cho việc quét dọn và thu gom phân. Diện tích chuồng của mỗi con dê thịt là 0,6m2 cho một con, cho dê sinh sản là 0,8m2/con và cho dê mới cai sữa 0,3m2/con.
Chăm sóc cho dê
Thường xuyên theo dõi số lượng và tình trạng sức khỏe của đàn dê.
Phòng trừ một số bệnh thường gặp ở dê
- Bệnh viêm miệng lở loét: Nếu bệnh nặng thì dùng Penicilin hoặc Streptomcycin để tiêm.
- Bệnh giun phổi: Cách chữa trị tốt nhất là dùng Levanizoo tiêm vào bắp cổ, liều 1ml cho 10kg thể trọng.
- Bệnh giun xoăn dạ dày và ruột: Phòng chữa không chăn dê ở bãi cỏ ẩm ướt có vũng nước tù. Phân dê phải đem ủ để diệt trứng giun. Dê từ 5 – 12 tháng tuổi phải tẩy giun định kỳ từ 1 – 2 tháng/lần. Thuốc dùng là Phenotia Zin liều 0,5 – 1g cho 1kg thể trọng.
- Bệnh thối móng: Rửa sạch móng dê bằng thuốc tím, cắt bỏ chóc móng thối nát, nạo bỏ hết phần bị thối, ngâm chân trong nước Sunfat đồng lâu khô rồi rắc bột Sunphamit vào.
Phương pháp nuôi dê để lấy lông
Dê được nuôi không chỉ để lấy thịt, lấy sữa, để hạn chế cỏ dại hay có ích trong việc trồng mới lại các bãi cỏ mà bộ lông của dê cũng có giá trị. Len Casơmia được làm từ lông loài dê casơmia và vải nỉ agora cũng được sản xuất từ lông dê angora.
Vải nỉ angora được sử dụng để may áo dài tay, khăn choàng, áo khoác và các loại quần áo khác. Nó cũng được dùng để làm thảm trải sàn và các vật dụng khác chăng hạn như tóc cho búp bê.
Một con dê Angora trưởng thành có thể sản xuất ra 7kg lông mỗi năm. Tuy nhiên khi dê già đi thì lông của nó dày hơn và cũng kém giá trị. Phổ biến nhất là lông của dê trắng hoặc dê đồng màu nhưng vải ní angora nhiều màu đang được ưa chuộng hơn trong những nằm gần đây. Mỹ là một trong những nước chính sản xuất vải nỉ angora, đồng thời cũng nước xuất khẩu sản phẩm này lớn nhất.
Dê Angora cũng là những động vật tiêu biểu được yêu thích. Chúng thân thiện và không cần chăm sóc đặc biệt. Những con vật này cần bú sữa mẹ trong vòng 3 – 4 tháng. Chúng sẽ phát triển tối đa sau hơn 2 tuổi nhưng ngay cả lúc đó thì chúng vẫn nhỏ hơn cừu và dê sữa.
Dê Casơmia thường to hơn dê Angora. Trại dê Casơmia ở Bellingham, Washington cho biết dê Casơmia đủ lớn để nhốt chung với cừu và gia súc.
Lớp lông ngoài cùng của chúng được gọi là lớp lông bảo vệ. Đằng sau lớp lông bảo vệ là lớp lông có giá trị của loài dê Casơmia. Len Casơmia rất tốt với đặc điểm mềm mại, ấm và không nặng.
Một số nông dân dùng biện pháp chải lông dê Casơmia để lấy lông của chúng. Họ xen lông chúng vào thời điểm chúng rụng lông một cách tự nhiên vào khoảng tháng 12 và tháng 3.
Nhìn chung dê Angora được xen lông 2 lần một năm vào mùa đông và mùa thu. Công việc này có thể được tiến hành với những công cụ xén lông đơn giản hoặc thuê người xén lông cừu chuyên nghiệp. Dê Angora cần được chăm sóc đặc biệt để khỏi bị cảm lạnh trong khoảng 1 tháng sau khi bị xén lông.
Giá trị bộ lông của một con vật phụ thuộc vào tuổi, kích thước và thể trạng của con vật đó. Nhưng khi nuôi bất kỳ loài dê nào hãy nhớ cần phải làm một hàng rào thật chắc vì loài dê rất thích khám phá.
Nguồn: kythuatnongnghiep.com
Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu
Địa chỉ kho: số 3, đường Tân Xuân 6, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM
Hotline: 0972502979
Gmail: thietbichannuoibo@gmail.com
Website: https://thietbichannuoibo.vn/