Những giải pháp bổ sung để đối phó với tình trạng thiếu hụt phốt phát trong thức ăn chăn nuôi do chiến tranh ở UkraineSau hai bài đăng trước đây của tôi thảo luận về tình trạng thiếu hụt phốt phát trong thức ăn chăn nuôi do cuộc chiến không hồi kết ở Ukraine, tôi đã nhận được rất nhiều tin nhắn liên quan đến một số giải pháp bổ sung. Một trong hai bài đăng được quan tâm đặc biệt và tôi nghĩ nó sẽ được nhiều khán giả quan tâm hơn nữa. Đã có đề xuất kết hợp lượng enzyme phytase cao hơn với các nguyên liệu có chứa nhiều phốt pho liên kết phytate hơn những gì được tìm thấy trong khẩu phần khô dầu đậu nành điển hình (tổng cộng khoảng 0,20%).
Vì vậy, nếu chỉ vì cuốn sách về gia cầm của tôi –“NRC” của Mỹ- chứa tài liệu từ thế kỷ trước thì tôi cần một tài liệu tham khảo nhanh chóng đã được cập nhật, tôi quyết định tra cứu cuốn sách đáng tin cậy của mình -“INRA” của Pháp. Để thực hiện, tôi đã chọn ba loại ngũ cốc nổi bật (ngô, lúa mì và lúa mạch). Tôi chọn “Ngô”, vì nó là nguồn năng lượng chính ở châu Mỹ và nhiều nơi khác trên thế giới; chọn “Lúa mì”, bởi vì nó là một nguyên liệu chủ yếu ở châu Âu – và ngày nay nguồn cung đang bị thiếu hụt. Cuối cùng là “lúa mạch” vì nó được sử dụng nhiều hơn những gì nó được thừa nhận.
Tôi cũng chọn ba nguồn protein thực vật chính (khô dầu đậu nành, khô dầu hạt cải và khô dầu hướng dương). Loại thứ nhất – khô dầu đậu nành- là nguồn cung cấp protein chính cho gia cầm và lợn trên toàn thế giới, trong khi loại thứ hai khá quan trọng ở Bắc Âu và tất nhiên là ở Canada (canola). Một lần nữa, khô dầu hướng dương đang bị thiếu hụt do chiến tranh ở Ukraine – tình trạng tương tự như lúa mì – và cần được thay thế.
Nguyên liệu / Phốt pho | Tổnglượng phốt pho % | Lượng phốt pho liên kết % | Lượng Phytate % |
---|---|---|---|
Bắp | 0.26 | 75 | 0.20 |
Lúa mì | 0.32 | 65 | 0.21 |
Lúa mạch | 0.34 | 55 | 0.19 |
Khô dầu đậu nành, 44% | 0.62 | 60 | 0.37 |
Khô dầu hạt cải, 35% | 1.14 | 60 | 0.68 |
Khô dầu hướng dương, 35% | 1.08 | 85 | 0.92 |
Nhìn nhanh qua bảng dữ liệu, chúng ta thấy rằng lượng phốt pho liên kết với phytate trong nguyên liệu ngũ cốc là chỉ khoảng 0,20%, và đây là những gì mà enzyme phytase phải hoạt động. Do đó, việc thay ngũ cốc thành những nguyên liệu khác để tăng phốt pho phytate giúp sử dụng được nhiều phytase hơn để giải phóng nhiều phốt pho hơn sẽ không dẫn đến bất kì đâu. Và chúng ta nên nhớ rằng, lượng ngũ cốc chiếm 60% đến 70% trong công thức cuối.
Trong trường hợp đối với các nguồn protein, chúng ta thấy có sự khác biệt lớn giữa các nguồn. Khô dầu hướng dương cung cấp lượng cơ chất lớn nhất (phốt pho phytate) cho phytase siêu định lượng. Nhưng chúng ta phải lưu ý rằng nguồn protein chỉ chiếm khoảng 20% trong tổng số công thức. Vì vậy, mặc dù nguồn protein của khô dầu hạt cải và khô dầu hướng dương trên các bài báo trông rất thú vị, nhưng trên thực tế thì lại không lớn đến vậy.
Một khẩu phần ăn với 70% ngũ cốc (trung bình 0,20% phốt pho phytate) và 20% khô dầu đậu nành chứa 0,21% phốt pho liên kết. Một loại thức ăn tương tự với 20% khô dầu hạt cải hoặc khô dầu hướng dương chứa tương ứng lần lượt là 0,28% và 0,32% phốt pho phytate. Do đó, sự khác biệt thực sự là khoảng 0,10% phốt pho liên kết có thể được giải phóng với hiệu suất giảm dần bằng cách tăng liều phytase. Tại thời điểm này, tôi tin rằng kinh tế học nên được cân nhắc bởi vì tỷ suất lợi nhuận dường như quá “cận biên” đối với tôi.
Nguồn: feedstrategy.com
Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu
Địa chỉ kho: số 3, đường Tân Xuân 6, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM
Hotline: 0972502979
Gmail: thietbichannuoibo@gmail.com
Website: https://thietbichannuoibo.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/chuyennghiepchannuoibo