Chat hỗ trợ
Zalo

   

Những quy định về điều kiện bảo vệ môi trường, quản lý chất thải chăn nuôi

Chan_nuoi_gia_suc_0972502979
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Phân loại quy mô cơ sở chăn nuôi

Điều 21 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP quy định quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm như sau: Chăn nuôi trang trại quy mô lớn từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên; chăn nuôi trang trại quy mô vừa từ 30 đến dưới 300 đơn vị vật nuôi; chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi; chăn nuôi nông hộ dưới 10 đơn vị vật nuôi.

Khoảng cách từ trang trại chăn nuôi quy mô lớn đến khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, khu dân cư tối thiểu phải 400m.

Khoảng cách từ trang trại chăn nuôi quy mô lớn đến khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, khu dân cư tối thiểu phải 400m.

Về vị trí, địa điểm cơ sở chăn nuôi, địa điểm xây dựng trang trại chăn nuôi phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch tỉnh. Trường hợp chưa có quy hoạch thì phải có ý kiến chấp thuận của các cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thực hiện thủ tục đầu tư; đáp ứng yêu cầu về mật độ chăn nuôi theo quy định của tỉnh; có đủ nguồn nước bảo đảm chất lượng cho hoạt động chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi. Cơ sở chăn nuôi phải đảm bảo khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường đến khu dân cư, chợ, trường học, bệnh viện…

Cụ thể, khoảng cách từ trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ đến khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, khu dân cư tối thiểu là 100m; trường học, bệnh viện, chợ tối thiểu là 150m. Khoảng cách từ trang trại chăn nuôi quy mô vừa đến khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, khu dân cư tối thiểu là 200m; trường học, bệnh viện, chợ nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng dân cư tối thiểu là 300 mét.

Khoảng cách từ trang trại chăn nuôi quy mô lớn đến khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, khu dân cư tối thiểu là 400m; trường học, bệnh viện, chợ, nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng dân cư tối thiểu là 500m. Khoảng cách giữa 2 trang trại chăn nuôi của 2 chủ thể khác nhau tối thiểu là 50m.

Trong chăn nuôi nông hộ, chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người; định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi; có biện pháp xử lý phân, nước thải, khí thải chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường và không gây ảnh hưởng đến người xung quanh; vật nuôi chết vì dịch bệnh và chất thải nguy hại khác phải được xử lý theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường. Chuồng trại phải xây dựng đảm bảo quy định về chuồng trại chăn nuôi của Bộ NN-PTNT và các quy định có liên quan.

Điều kiện bảo vệ môi trường đối với cơ sở chăn nuôi

Cơ sở chăn nuôi phải có đầy đủ các công trình xử lý chất thải đảm bảo đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường. Cụ thể, chất thải chăn nuôi phải được thu gom đảm bảo vệ sinh môi trường và xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trước khi thải ra ngoài môi trường, sử dụng cho cây trồng hoặc làm thức ăn cho thủy sản.

Trong cơ sở chăn nuôi phải bố trí đủ diện tích đất để xây dựng hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi phù hợp với khối lượng chất thải phát sinh; phải có khu đất dành riêng cho việc chôn lấp, tiêu hủy vật nuôi chết do dịch bệnh…

Cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ phải đáp ứng các điều kiện chăn nuôi quy định tại khoản 1 Điều 55 và khoản 2 Điều 57 Luật Chăn nuôi.

Cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ phải đáp ứng các điều kiện chăn nuôi quy định tại khoản 1 Điều 55 và khoản 2 Điều 57 Luật Chăn nuôi.

Cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô lớn được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi khi đảm bảo đáp ứng các điều kiện về chăn nuôi và các yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường quy định tại Điều 23 và Điều 24 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP.

Cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ phải đáp ứng các điều kiện chăn nuôi quy định tại khoản 1 Điều 55 và khoản 2 Điều 57 Luật Chăn nuôi và các quy định tại Điều này. Chăn nuôi nông hộ phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 56, khoản 2 Điều 57 của Luật Chăn nuôi…

Quy định về quản lý chất thải chăn nuôi

Việc xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Chăn nuôi và một số quy định khác. Cụ thể, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi có trách nhiệm xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước khi sử dụng cho cây trồng hoặc làm thức ăn cho thủy sản. Chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ chưa xử lý khi vận chuyển ra khỏi cơ sở chăn nuôi trang trại đến nơi xử lý phải sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng.

Chất thải rắn phát sinh trong hoạt động chăn nuôi phải được thu gom hàng ngày và xử lý bằng các biện pháp thích hợp. Trường hợp tái sử dụng chất thải trong chăn nuôi phải được tiến hành bằng quy trình khép kín nhằm đảm bảo không để rò rỉ, rơi vãi, phát tán mùi hôi gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động thu gom, tồn trữ và vận chuyển chất thải.

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chăn nuôi làm môi trường bị ô nhiễm, suy thoái phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đối với môi trường do mình gây ra.

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chăn nuôi làm môi trường bị ô nhiễm, suy thoái phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đối với môi trường do mình gây ra.

Các phương tiện vận chuyển, dụng cụ nuôi nhốt, chất độn chuồng và các vật dụng khác có liên quan trong hoạt động chăn nuôi và vận chuyển vật nuôi phải được vệ sinh tiêu độc khử trùng. Có nhà ủ phân, nền được làm bằng nguyên vật liệu chắc chắn, được chia thành các ô; phân gia súc, gia cầm được thu gom chuyển về nhà chứa phân, phân được đánh đống ủ theo phương pháp nhiệt sinh học hoặc phương pháp tiêu độc khử trùng khác trước khi sử dụng vào mục đích khác.

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại có trách nhiệm thu gom, xử lý nước thải chăn nuôi đáp ứng Quy chuẩn Việt Nam QCVN 62-MT:2016/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận.

Nước thải chăn nuôi đã xử lý đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi được sử dụng cho cây trồng. Nước thải chăn nuôi chưa xử lý khi vận chuyển ra khỏi cơ sở chăn nuôi trang trại đến nơi xử lý phải sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng. Chủ cơ sở chăn nuôi thực hiện nghĩa vụ kê khai và nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo quy định hiện hành về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm môi trường bị ô nhiễm, suy thoái phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đối với môi trường do mình gây ra, đồng thời chi trả toàn bộ chi phí xác định thiệt hại và thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại cho cơ quan tổ chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại môi trường đã ứng trước kinh phí.

Trường hợp có từ 2 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trở lên làm môi trường bị ô nhiễm, suy thoái thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với môi trường, trách nhiệm chi trả chi phí xác định thiệt hại và thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được xác định tương ứng với tỷ lệ gây thiệt hại trong tổng thiệt hại đối với môi trường.

 

Nguồn: nongnghiep.vn

Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu

Địa chỉ kho: số 3, đường Tân Xuân 6, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM

Hotline: 0972502979

Gmail: thietbichannuoibo@gmail.com

Website: https://thietbichannuoibo.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/chuyennghiepchannuoibo

0972.502.979