Chat hỗ trợ
Zalo

   

Phát triển cơ chế kiểm soát di truyền đối với một loại gây hại lớn trong chăn nuôi

Phát Triển Cơ Chế Kiểm Soát Di Truyền đối Với Một Loại Gây Hại Lớn Trong Chăn Nuôi_ Công Ty Á Châu_0972502979
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Bang North Carolina đã phát triển một kỹ thuật để kiểm soát quần thể của loài ruồi xanh ở Úc – một loài gây hại lớn cho gia súc ở Úc và New Zealand – bằng cách làm cho ruồi cái phụ thuộc vào một kháng sinh phổ biến để tồn tại.

Tiến sĩ Max Scott, giáo sư côn trùng học tại Đại học Bang North Carolina, cùng nhóm nghiên cứu của mình đã biến đổi gen của ruồi cái thuộc dòng này (Lucilia cuprina) để chúng luôn cần phải có tetracycline mới có thể sống được. Những con ruồi cái khi không nhận được kháng sinh đã chết trong thời gian cuối của giai đoạn ấu trùng hay giai đoạn nhộng, trước khi đến tuổi trưởng thành. Một số dòng biến đổi gen thiếu tetracycline đã chết 100 phần trăm.
Lucilia cuprina – Wikipedia tiếng Việt

Scott cho biết, cấu trúc gen mà làm cho ruồi chết trong chế độ ăn không có thuốc kháng sinh là cấu trúc chỉ có ở ruồi cái. Điều thú vị và bất ngờ là, ấu trùng cái biến đổi gen có chứa các gen gây chết nếu thiếu tetracycline cũng có màu đỏ thẫm do sự biểu hiện quá mức của “gen đánh dấu” protein huỳnh quang màu đỏ. Nhờ đó, các nhà khoa học có thể phân biệt ấu trùng nào sẽ là con cái và ấu trùng nào sẽ là con đực.

“Sự biểu hiện quá mức của gen làm cho ruồi phụ thuộc vào tetracycline cũng dường như biểu hiện quá mức gen đánh dấu này”, Scott cho biết.

Do con cái sẽ chết khi không được cung cấp tetracycline trong khẩu phần ăn, nên có thể tách con đực ra trong giai đoạn ấu trùng. Đây là điều cần thiết để thực hiện chương trình kiểm soát gen “chỉ có đực” để giảm quần thể ruồi, do con đực sẽ truyền cấu trúc gây chết sang cho con của chúng là con cái, và những con này sẽ chết nếu không có tetracycline. Tuy nhiên, con của chúng là con đực vẫn là mối nguy hiểm cho gia súc.

Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu cho thấy, cấu trúc gen tetracycline cũng có hiệu quả ở ruồi giấm, loài ruồi được sử dụng phòng thí nghiệm là họ hàng xa của loài ruồi xanh. Điều này hứa hẹn sẽ có một hệ thống kiểm soát di truyền đối với cả ruồi Chrysomya bezziana và ruồi Cochliomyia hominivorax, hai loài gây hại lớn cho gia súc, có họ hàng gần với ruồi xanh. Hiện Scott đang cùng với Bộ Nông nghiệp Mỹ tạo ra các chủng ruồi “chỉ có đực” cho loài ruồi Cochliomyia.

“Ruồi Cochliomyia là một dịch hại tàn phá trên gia súc đã được loại trừ ở Bắc và Trung Mỹ bằng cách thả ra ruồi đực và ruồi cái vô sinh”, Scott cho biết. Tuy nhiên, một chủng chỉ có con đực mang lại một số lợi thế, như có thể hạn chế quần thể chúng hiệu quả hơn cho chương trình đang thực hiện. “Hệ thống kiểm soát di truyền hiệu quả có khả năng giúp tiêu diệt một số loài gây hại lớn nhất trên toàn cầu,” ông cho hay.

Nghiên cứu được tài trợ bởi Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Viện Thực phẩm và Nông nghiệp Hoa Kỳ và Đại học Bang North Carolina.

Nguồn tin: Cổng TTĐT KHCN Đồng Nai

Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu

Địa chỉ kho: số 3, đường Tân Xuân 6, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM

Hotline: 0972502979

Gmail: thietbichannuoibo@gmail.com

Website: https://thietbichannuoibo.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/chuyennghiepchannuoibo

0972.502.979