Phòng trị bệnh cầu trùng ở chim cút

Phòng Trị Bệnh Cầu Trùng ở Chim Cút_công Ty Á Châu_ 0972502979
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Bệnh phát triển tương đối nhanh, gây tỷ lệ chết cao nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

Nguyên nhân

Bệnh cầu trùng do ký sinh trùng đơn bào thuộc giống Eimeria gây ra. Ở chim cút, Eimeria ảnh hưởng đến đường ruột, làm cho nó dễ mắc các bệnh khác và làm cho cơ quan này giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng; từ đó dẫn đến chim bị chết.

Đặc điểm dịch tễ

Đối tượng nhiễm bệnh: Đối tượng bị nặng thường rơi vào nhóm chim cút 5 -15 ngày tuổi hay còn gọi là cút giống. Chim cút trưởng thành và sinh sản cũng có nguy cơ bị mắc bệnh cầu trùng, nhưng khi mắc bệnh thiệt hại có thể được hạn chế.

bệnh cầu trùng ở chim cút

Chim cút sinh sản cũng có có thể mắc bệnh cầu trùng. Ảnh: Ruralsprout

Đường lây truyền: Bệnh lây qua đường tiêu hóa. Chim cút bị bệnh hoặc chim cút đã khỏi bệnh nhưng ở thể mang trùng bài thải trứng cầu trùng theo phân ra ngoài làm lây lan dịch bệnh; trứng cầu trùng nhiễm vào thức ăn, nước uống. Khi chim cút thu nhận thức ăn, nước uống, trứng cầu trùng sẽ đi vào ruột và gây bệnh. Gây rối loạn tiêu hóa, tổn thương các tế bào thượng bì, làm cho chim không hấp thu được dinh dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, giảm hiệu quả chuyển hóa thức ăn, giảm tăng trọng; cầu trùng xâm nhập vào các lớp tế bào ruột, phá vỡ mạch máu gây xuất huyết nặng nên phân chim cút mắc bệnh cầu trùng có lẫn máu hoặc phân sáp.

Triệu chứng

Bệnh cầu trùng phát triển tương đối nhanh, thời gian nung bệnh 4 – 8 ngày. Các triệu chứng có thể phát triển dần dần hoặc xuất hiện đột ngột do đó đàn chim cút đang khỏe mạnh có thể ốm nặng hoặc lăn ra chết.

Phân chim cút mắc bệnh có máu hoặc chất nhầy. Tuy nhiên, không phải lúc nào phân chim hơi đỏ cũng là dấu hiệu của bệnh cầu trùng. Nếu phân màu đỏ nâu có thể là do sự bong tróc bình thường của các tế bào manh tràng.

Chim cút bỏ hoặc giảm ăn uống, sút cân nhanh chóng. Lông xù, phân có lẫn máu tươi hoặc màu xám đôi khi có lẫn bọt.

Bệnh tích

Phần ruột non và 2 manh tràng (nhất là đoạn cuối của 2 manh trành) có những đoạn phình to nhìn ngoài thấy đen, mổ ra có máu.

Chẩn đoán

Kiểm tra phân tìm noãn nang của cầu trùng. Sau đó quan sát hình dạng của noãn nang cầu trùng; nuôi cấy noãn nang, theo dõi các giai đoạn phát triển và mổ khám chim cút xác định vị trí ký sinh của cầu trùng trong hệ thống tiêu hóa để định loại loài cầu trùng ký sinh.

Phòng, trị bệnh

Bệnh có thể được điều trị nếu phát hiện sớm. Sử dụng kháng sinh trộn vào thức ăn hoặc nước uống để điều trị bệnh. Hòa Amprolium vào nước uống chim cút, tuy nhiên trong một số trường hợp chim bị bệnh không uống hoặc ăn đủ lượng thuốc cần thiết. Thời gian điều trị trong 7 ngày.

Để phòng bệnh, cần thực hành tốt an toàn sinh học. Nhập giống chim cút từ các cơ sở giống an toàn về bệnh cúm; các bệnh truyền nhiễm. Định kỳ phun sát trùng chuồng trại, nền chuồng không để ẩm ướt phải luôn khô ráo. Không sử dụng chung dụng cụ chăn nuôi để tránh lây nhiễm mầm bệnh cầu trùng từ các trại khác.

Người nuôi nên nuôi cách ly chim cút mới nhập trại ít nhất trong 3 tuần đầu để theo dõi. Nếu thấy đàn chim vẫn hoàn toàn khỏe mạnh; không có biểu hiện dịch bệnh mới nhập vào khu vực chăn nuôi.

Cung cấp đầy đủ nước

Đảm bảo khu vực cho ăn luôn sạch sẽ và khô ráo, không ném thức ăn xuống đất – nơi chúng có thể bị nhiễm mầm bệnh.

Nuôi với mật độ phù hợp do bệnh cầu trùng lây lan nhanh chóng ở những khu vực quá đông đúc.

Cho chim cút non sử dụng thức ăn tập ăn.

Tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên ở chim con mới nở.

Nguồn: nguoichannuoi.vn

Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu

Địa chỉ kho: số 3, đường Tân Xuân 6, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM

Hotline: 0972502979

Gmail: thietbichannuoibo@gmail.com

Website: https://thietbichannuoibo.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/chuyennghiepchannuoibo

0972.502.979