Chat hỗ trợ
Zalo

   

Phương pháp phối trộn thức ăn TMR cho bò sữa

Phương Pháp Phối Trộn Thức ăn Tmr Cho Bò Sữa_công Ty Á Châu_0972502979
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Sử dụng khẩu phần ăn TMR đồng nhất và căn bằng về dưỡng chất giúp cho người nuôi nâng cao khả năng hấp thụ dinh dưỡng và chất lượng sữa ở bò.

Ưu điểm

TMR (Total Mixed Ration) là khẩu phần kết hợp giữa thức ăn thô xanh, thức ăn tinh (gồm các loại thức ăn hạt, các nguyên liệu cung cấp năng lượng, đạm…), các phụ phẩm nông nghiệp và công nghiệp, các chất bổ sung khoáng, vitamin và các chất phụ gia được phối trộn với một tỷ lệ nhất định thành một khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh, đồng nhất và cân bằng dưỡng chất, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của bò.

Ưu điểm của thức ăn TMR:

+ Đầy đủ dinh dưỡng: Năng lượng, vật hất khô, đạm, béo, xơ… đáp ứng nhu cầu, thích hợp với sinh lý tiêu hóa, giảm biến động pH dạ cỏ.

+ Trộn lẫn được các loại thức ăn có mùi vị không dễ chịu, bò không thể lựa chọn loại nguyên liệu mà chúng thích và loại bỏ thức ăn mà chúng không thích.

+ Toàn đàn được ăn cùng thời gian, giảm thiểu sự cạnh tranh.

+ Kiểm soát hiệu quả sử dụng thức ăn thông qua biến động lượng sữa hàng ngày, từ đó điều chỉnh phù hợp nhu cầu, giúp bò kéo dài độ bền cho sữa, khai thác được nhiều kỳ sữa.

+ Tiết kiệm nhân công, tăng năng suất lao động do tăng cơ giới hóa trong các khâu chăn nuôi.

+ Lượng dưỡng chất như nhau góp phần ổn định độ pH hệ vi sinh vật dạ cỏ giúp bò chuyển hóa hiệu quả thức ăn thành sữa, nâng cao khả năng sinh sản, cải thiện thể trạng, tăng năng suất, chất lượng sữa.

phối trộn thức ăn TMR cho bò sữa

Chú ý trong phối trộn thức ăn TMR để đảm bảo hiệu quả tốt nhất cho bò sữa. Ảnh: Van Assendelft Fotografie

Phương pháp phối trộn

Đối với nông hộ chưa có máy trộn thức ăn TMR: Khẩu phần sau khi được định lượng sẽ trộn thủ công như sau:

+ Thức ăn tinh: Cám hỗn hợp, hèm bia, xác mì… được trộn đều thành hỗn hợp (1).

+ Thức ăn thô: Cỏ tươi, cỏ khô, thân cây bắp, rơm khô được băm thái thành đoạn ngắn 3 – 5 cm (2)

Trộn (1) vào (2) thành hỗn hợp trước khi cho bò ăn.

Đối với nông hộ đã có máy trộn thức ăn TMR: Tất cả thực liệu được cho vào máy trộn theo định lượng, sự vận hành của máy sẽ đảm bảo độ đồng đều và khả năng kết dính của thực liệu cao. Trước hết, cho thức ăn thô vào máy trộn, sau đó là bắp ủ hoặc cỏ ủ chua, thức ăn tinh và thức ăn bổ sung được đưa vào cuối cùng.

Thời gian trộn/mẻ nên theo đúng khuyến cáo của nhà cung cấp máy trộn thức ăn TMR, nếu trộn quá kỹ thì thức ăn thô có cấu trúc sợi xơ dài sẽ bị giảm kích thước. Điều này làm hạn chế hoạt động của vi sinh vật dạ cỏ, bò ít nhai lại và tăng nguy cơ acid huyết gây ra bệnh đau móng, què chân, có thể dẫn đến tử vong ở bò sữa.

Đặc biệt, thức ăn TMR sau khi phối trộn xong, chỉ sử dụng trong ngày, không bảo quản lâu để tránh ôi thiu và nấm mốc do quá trình lên men, gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy toàn đàn.

Ngoài ra, khi chuyển đổi từ cách cho ăn truyền thống (thức ăn tinh + thô cho ăn riêng lẻ) sang thức ăn TMR nên thực hiện trong thời gian 3 – 5 ngày, tránh cho bò bị stress khi thay đổi thức ăn đột ngột, làm xáo trộn tiêu hóa ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sữa của đàn bò, thức ăn được cung cấp như sau:

– Ngày đầu tiên: 75% phương thức cũ

(truyền thống) + 25% phương thức mới (TMR)

– Ngày thứ 2: 50% phương thức cũ + 50%phương thức mới (TMR)

– Ngày thứ 3: 25% phương thức cũ + 75%phương thức mới (TMR)

– Ngày thứ 4 trở đi dùng 100% phương thức mới (TMR).

Thời điểm cho ăn

Đối với các nhóm bê, bò tơ hậu bị: Có thể cho ăn 2 lần/ngày (sáng sớm và chiều mát); đối với nhóm bò khai thác sữa cần thiết cho ăn 2 – 3 lần/ngày, thức ăn tươi mới sẽ kích thích tính ham ăn của bò, bò sẽ ăn nhiều hơn, đặc biệt là trong mùa nóng.

Có thể cho bò ăn thức ăn TMR ngay sau mỗi lần vắt sữa. Điều này giúp giảm nguy cơ bệnh viêm vú do trong thời gian bò đứng ăn 30 – 60 phút thì cơ vòng núm vú đóng lại, hạn chế vi sinh vật xâm nhập từ nền chuồng vào bầu vú gây viêm nhiễm.

Lưu ý khi áp dụng TMR

Nguồn nguyên liệu thức ăn nuôi bò phải tương đối ổn định, chủ động tồn trữ nguồn nguyên liệu, giảm thiểu sự thay đổi thành phần nguyên liệu của khẩu phần; nếu thay đổi thường xuyên sẽ làm thay đổi khẩu vị, bò giảm ăn, giảm sản lượng sữa.

Phải biết rõ giá trị dinh dưỡng của từng loại thực liệu để xây dựng khẩu phần thức ăn phù hợp nhu cầu dinh dưỡng và với giá thành thấp nhất.

Nắm rõ thông tin về đàn bò sữa như trọng lượng, khả năng sản xuất sữa, đặc điểm sinh lý (mang thai hay không mang thai).

Phân nhóm bò theo lứa tuổi, năng suất sữa, thể trạng để đảm bảo khẩu phần thức ăn cung cấp đáp ứng nhu cầu cần thiết cho từng nhóm bò.

Theo dõi khả năng thu nhận thức ăn hàng ngày của bò, sự biến động về năng suất và chất lượng sữa để điều chỉnh khẩu phần phù hợp.

Đối với những trang trại quy mô lớn (tổng đàn > 50 con/trại và nhóm bò vắt sữa > 20 con), cần trang bị máy trộn thức ăn TMR và có đồng cỏ thâm canh năng suất, chất lượng cao để chủ động nguồn thức ăn thô xanh quanh năm. Đồng thời, có phần mềm lập khẩu phần thức ăn để đảm bảo khẩu phần được phối trộn đáp ứng tối đa về nhu cầu dinh dưỡng của từng đối tượng bò và giá thành khẩu phần ở mức thấp nhất.

Nguồn: nguoichannuoi.vn

Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu

Địa chỉ kho: số 3, đường Tân Xuân 6, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM

Hotline: 0972502979

Gmail: thietbichannuoibo@gmail.com

Website: https://thietbichannuoibo.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/chuyennghiepchannuoibo

0972.502.979