Chat hỗ trợ
Zalo

   

Thiến – phương pháp triệt sản cho gia súc

Thien-vat-nuoi
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Trong chăn nuôi đôi khi người ta không muốn để cho một loài gia súc, gia cầm nào đó sinh sản, họ sẽ dùng phương pháp thiến để đạt được mục đích. Hãy tìm hiểu phương pháp này qua bài viết dưới đây:

Thiến là gì? Lợi ích của thiến gia súc, gia cầm

Thiến hay hoạn là một phương pháp khiến tinh hoàn động vật giống đực mất khả năng sử dụng. Thiến tức là triệt sản, không cho cơ quan đó có khả năng tái tạo.

Lợi ích của việc thiến gia súc, gia cầm:

  • Sau khi lựa chọn được những con giống tốt để  đem đi phối thì những con còn lại cần thải loại, nuôi vỗ béo. Mục đích quan trọng là nâng cao khả năng sản xuất thịt, tăng sức kéo bằng cách hạn chế những nhân tố làm giảm nó như việc động dục, giao phối.
  • Thiến khiến con vật trở nên hiền lành hơn.
  • Thịt ngon hơn.
  • Hạn chế sự gia tăng không cần thiết về số lượng của loài đó.

Các phương pháp thiến gia súc, gia cầm

Hiện nay có hai phương pháp thiến gia súc được sử dụng phổ biến nhất:

Thien-vat-nuoi
Phương pháp thiến phẫu thuật
  • Thiến bằng phương pháp phẫu thuật: đây là phương pháp truyền thống được dùng từ lâu. Con người sẽ loại bỏ đi dịch hoàn khiến con vật mất chứng năng tạo tinh trùng.
  • Thiến bằng phương pháp tiêm hóa chất: hiện nay người ta đã nghiên cứu ra một cách thiến mới nhằm khắc phục nhược điểm của phương pháp thiến truyền thống có thể gây biến chứng như uốn ván, nhiễm trùng. Đó là thiến hóa chất tiêm vào dịch hoàn. Sau khi tiêm 3 tháng, dịch hoàn teo nhỏ còn 1/3 so với ban đầu. Sau 6 tháng teo hoàn toàn. Tính tình và sự phát triển của gia súc hoàn toàn giống với phương pháp trên.

Các biến chứng sau khi thiến và hướng dẫn xử trí

Chảy máu

  • Nguyên nhân: Biến chứng này thường gặp ở những con vật lớn tuổi, mạch máu đàn hồi kém hoặc cắt không đúng. Ngoài ra có một số con bị mắc chứng máu khó đông.
  • Biểu hiện: Máu từ trong bìu dái chảy ra liên tục, nhỏ giọt hoặc chảy thành từng dòng. Nếu máu chả quá nhiều con vật run rẩy, xù lông, niêm mạc nhợt. bắt mạch thấy nhanh và yếu.
  • Điều trị: Nếu chảy nhỏ giọt thì sau 1 giờ giữ con vật đứng yên sẽ tự lành. Nếu máu chảy thành dòng cần tìm vị trí mạch bị rạch trúng, dùng panh kéo ra ngoài và thắt chỉ lại, nếu không tìm được thì dùng gạc thấm adrenalin bịt chặt. Sau 24 giờ hết chảy máu thì mở vết thương, bỏ cục máu đông, sát trùng lại bằng thuốc tím và rắc bột sunfanilamit. Nếu chảy máu quá nhiều thì truyền CaCl hoặc gelatin tiêm tĩnh mạch.

Nhiễm trùng vết thiến

  • Nguyên nhân: Do việc vô trùng chưa tốt các dụng cụ, vết thiến bị vi khuẩn xâm nhập.
  • Biểu hiện: 1-2 ngày sau khi thiến vết thương sưng to, bìu dái căng mọng, đỏ ửng. Sau có mủ trắng xanh từ vết thương chảy ra, mùi tanh. Sờ nắn vào con vật thấy đau nhưng ăn uống bình thường. Với các loài nhai cỏ nếu không xử trí thì thành lỗ dò, bìu dái luôn ướt, ruồi nhặng bâu vào đẻ để trứng sinh dòi gây lở loét.
  • Điều trị: Cắt chỉ khâu, mở vết thiến, nắn cho mủ chảy ra hết. dùng thuốc tím 1% sát trùng. nếu vết mổ thành lỗ dò cần cạo sạch tổ chức viêm bên trong. rắc bội sunfanilamit vào.
Thien-hoa-hoc
Phương pháp thiến hóa học

Nhiễm trùng thừng dịch hoàn

  • Nguyên nhân: Chưa vô trùng tốt dụng cụ và vết mổ, khi thiến làm tổn thương giập nát đến thừng dịch. Hoặc thừng dịch quá dài thò ra ngoài môi trường gây viêm.
  • Biểu hiện: Thừng dịch hoàn sưng to sau thiến, sờ nắn thấy đau, sờ vào thấy nhiệt độ tăng. Bìu sưng to dần, nặng thì thủy thũng lên tận bụng. Lúc đầu chảy dịch vàng sau đó ra mủ.
  • Điều trị: Mức độ nhẹ thfi sát trùng lại bằng dung dịch thuốc tím sau đó dùng gạc tẩm hỗn hợp dầu thông, dầu thực vật, idofooc nhét vào bìu dái. Hoặc rắc bột sunfanilamit idofooc vào. Đồng thời sử dụng kháng sinh toàn thân penicilin và steptomycin tiêm bắp. Nặng hơn thì phải cắt bỏ thừng dịch bị viêm.

Nhiễm nấm thừng dịch hoàn

  • Nguyên nhân: Thường gặp ở ngựa bò. Do khi mổ không đảm bảo vô trùng hoặc làm chảy máu nhiều tụ trong bìu dái thành cục máu đông, tạo điều kiện cho nấm phát triển ở thừng dịch hoàn.
  • Biểu hiện: Thừng dịch hoàn sưng to sau khi thiến, thường bị một bên, sờ vào thấy cứng, bên còn lại bình thường. Bìu dái to hơn lúc chưa thiến. Vết mổ thấy chảy dịch vàng, không có mủ nhưng cũng không liền. Kéo dài sẽ tạo thành lỗ dò dẫn đến viêm màng bụng.
  • Điều trị: Mổ, cắt bỏ thừng dịch bị nhiễm nấm.

Xem thêm>>>

Sa ruột

  • Nguyên nhân: Thường gặp ở lợn và ngựa do quá trình khâu không cẩn thận và lỗ bẹn của chúng thường bị rộng tạo cơ hội cho ruột sa xuống.
  • Biểu hiện: Vị trí thiến con cái to phình ra bằng quả trứng hoặc nắm tay nhưng vết mổ không có mủ, máu, ấn tay vào thì co lại. Còn ở con đực sẽ thấy một đoạn ruột lòi ra chỗ thiến, kéo dài lê thê. Để lâu dễ dẫn đến nhiễm trùng ruột, nặng hơn là nhiễm trùng ổ bụng.
  • Điều trị: Theo dõi và phát hiện kịp thời. Mổ lại vùng ruột bị sa cho lại vào thành bụng.

Nhiễm trùng uốn ván

  • Nguyên nhân: Do trước khi thực hiện thủ thuật không đảm bảo vô trùng dụng cụ, tay người và vị trí thiến. Khi thiến tạo vết thương hở, vi khẩu uốn ván xâm nhập vào gây bệnh.
  • Biểu hiện: phát bệnh sau 7-10 ngày. Ăn uống kém, mệt mỏi, trướng hơi nhẹ. Dần dần đi lại khó khăn rồi hai tai và đuôi không ve vẩy được, mắt trợn dáng vẻ sợ hãi. Khi đụng đến con vật thường co giật. Sốt cao.Vết thương đã lành hoặc có ít mủ.
  • Điều trị: 90-100% là con vật sẽ chết.

Nắm rõ về các phương pháp cũng như biến chứng của việc thiến động vật giúp bạn có cách xử trí tốt nhất trong các trường hợp xảy ra sau khi thiến. Chúc bạn thành công.

Liên hệ với chúng tôi: Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu

Hotline: 0972 50 2979

Fanpage: https://www.facebook.com/chuyennghiepchannuoibo

One thought on “Thiến – phương pháp triệt sản cho gia súc

  1. Pingback: Kỹ thuật nuôi bò thịt - Thiết bị chăn nuôi bò Á Châu

Comments are closed.

0972.502.979