Thiếu hụt biotin ở heo

Hag1
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Mục lục
1. Nguyên nhân
2. Phương thức lan truyền
3. Dấu hiệu lâm sàng
4. Khám nghiệm tổn thương sau khi chết
5. Điều trị và đề phòng

Nguyên nhân

Biotin (là vitamin B tan trong nước) thường có đủ trong khẩu phần ăn của heo, mặc dù trong thức ăn có chứa lúa mì hoặc lúa mạch thì vitamin trong khẩu phần của heo có thể ít hơn so với khẩu phần sử dụng bắp. Biotin là một cofactor trong một số enzyme đặc biệt là trong các phản ứng carboxy hóa và chuyển hóa carboxy cần thiết cho sự chuyển hóa năng lượng. Trong phản ứng lipogenesis ở heo đang lớn (sự hình thành chất béo) bị ảnh hưởng khi enzyme quan trọng như Acetyl CoA carboxylase không hình thành được. Thiếu hụt biotin đối với khẩu phần nền lúa mì và lúa mạch xảy ra khá phổ biến và tỷ lệ biotin cần thiết cho khẩu phần ít nhất 180 mg/tấn để bảo đảm heo có sức khoẻ bình thường.

9 BIỂU HIỆN KHI HEO THIẾU BIOTIN (VITAMIN H)

Phương thức lan truyền

Thiếu hụt biotin không phải là bệnh truyền nhiễm và xảy ra khi khẩu phần thiếu vitamin.

Dấu hiệu lâm sàng

Những thay đổi ở thời kỳ đầu về sự thiếu hụt biotin biểu hiện ở dạng nhẹ, nhưng các triệu chứng dần dần nặng lên bao gồm rụng lông, da khô và tróc vảy, có một lớp màng trắng và các rãnh ngang trên lưỡi. Sau 5-7 tuần heo ăn khẩu phần thiếu hụt biotin, các khiếm khuyết trên móng heo bắt đầu xuất hiện. Mòn gót chân xảy ra đầu tiên và theo sau đó là nứt của lòng bàn chân. Các vết nứt xuất hiện ở đệm đàn hồi của lòng bàn chân và thành móng sẽ gây ra què. Nhiễm trùng thứ phát có thể xảy ra. Trong hầu hết các trường hợp, tổn thương chân ở heo nái xuất hiện ở mặt dưới của móng và chỉ nhìn thấy được khi làm vệ sinh móng. Các tổn thương khác xuất hiện ở dạng các vết nứt dọc ở mặt ngoài xuất phát từ vành móng. Sự bào mòn gót chân và lòng bàn chân và vết nứt cũng xuất hiện. Bệnh què dẫn đến tỷ lệ tiêu hủy cao nên cần phải được ghi lại và yêu cầu kiểm tra. Việc kiểm tra chân của heo nái sau khi vệ sinh kỹ lưỡng sẽ giúp nhìn thấy rõ ràng các khiếm khuyết móng. Các vết nứt phát sinh từ vành móng và sự bào mòn của lòng bàn chân và gót chân, ngoài ra có dấu hiệu rụng lông và tróc vảy da ám chỉ có sự thiếu hụt biotin. Vì tổn thương ở chân có thể gây nhầm lẫn với những trường hợp mắc bệnh mụn nước ở heo, là căn bệnh cần phải ngăn chặn. Có thể có triệu chứng rụng lông và da tróc vảy khô tiến triển gây bệnh viêm da với lớp vảy cứng màu nâu và xuất huyết. Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như là số con sinh ra ít, đặc biệt là số con sinh ra còn sống và khoảng thời gian từ lúc cai sữa đến khi phối giống. Hiệu quả sinh sản đo được trên 4 lứa đẻ cho thấy mỗi heo nái mất 1-1,4 con non mỗi năm, khoảng thời gian từ lúc cai sữa đến khi phối giống tăng lên đến 4 ngày và kết quả thụ thai cho lần đầu phối giống có thể giảm 9%. Việc ghi nhận đầy đủ là cần thiết để có thể phát hiện ra các ảnh hưởng này.

Khám nghiệm tổn thương sau khi chết 

Khám nghiệm trên xác động vật chỉ bổ sung thêm một ít thông tin vào các kiểm tra lâm sàng, mặc dù hình ảnh hiển vi của các vùng hoại tử (tế bào chết) trong lớp sừng của da và móng cho thấy sự thiếu hụt biotin.

Điều trị và đề phòng

Chẩn đoán thiếu hụt biotin có thể được xác định bằng cách phân tích hàm lượng biotin trong khẩu phần (trong khoảng 100-220 μg/kg là bình thường), và ghi nhận phản ứng với việc bổ sung biotin trong khẩu phần. Hiệu quả sinh sản chỉ có thể được củng cố bằng cách bổ sung biotin vào khẩu phần theo các nghiên cứu đối chứng. Bổ sung biotin giúp heo trong đàn đạt nồng độ trong huyết tương là 60 ng/100 ml.

Khi có sự thiếu hụt biotin, phương pháp phổ biến là bổ sung vào khẩu phần 400 mg-1,250 mg D-biotin tấn; tốt nhất là nên tìm lời khuyên từ một chuyên gia dinh dưỡng có kinh nghiệm. Biotin có sẵn dưới dạng premix 1% d-biotin và 40g premix/tấn là cần thiết cho hầu hết các chủ định như cho heo nái đang trong quá trình trưởng thành, heo nái đang mang thai và cho con bú để ngăn ngừa tổn thương chân và cải thiện kích thước con non. Tỷ lệ phối trộn có thể lên tới 3.000 mg/tấn khi cần phục hồi các tổn thương của móng và cần có thời gian móng bị hỏng mới phát triển trở lại.

0972.502.979