Thức ăn gia súc – thực đơn cho gia súc

Co-kho-alfalfa-thuc-an-gia-suc
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Thức ăn gia súc đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của chúng. Nguồn thức ăn thì đa dạng nhưng chúng ta cần nắm rõ đặc tính cũng như đặc điểm dinh dưỡng để tạo khẩu phần ăn hợp lí cho từng loại vào từng thời kì:

Thức ăn gia súc là gì?

Đây là những sản phẩm có nhiều nguồn gốc khác nhau. Có thể là từ động vật, thực vật, vi sinh vật, chất khoáng, sản phầm hóa học, sản phẩm sinh học…mà vật nuôi ăn được. Sau khi ăn những thức ăn này chúng tiêu hóa, hấp thụ các chất dinh dưỡng từ đó chuyển hóa thành năng lượng để duy trì hoạt động sống hàng ngày và tạo ra những sản phẩm thiết thực đối với con người. Cung cấp thức ăn đầy đủ giúp gia súc khỏe mạnh, sinh trưởng và sinh sản

Nguồn gốc thức ăn gia súc

Nguồn gốc chia làm 3 loại:

  • Nguồn gốc động vật: được chế biến từ động vật như bột cá, bột tôm…
  • Nguồn gốc thực vật: đây là thức ăn chủ yếu của gia súc, có thể kể đến như cỏ, lá xanh, các loại củ…
  • Nguồn gốc từ chất khoáng. Ví dụ như premic khoáng.
Co-kho-alfalfa-thuc-an-gia-suc
Cỏ Alfalfa làm thức ăn gia súc

Phân loại thức ăn gia súc

Hiện nay có nhiều cách phân loại thức ăn dành cho gia súc. Phân loại theo nguồn gốc như ở trên chúng ta đã nói. Ngoài ra còn có cách phân loại theo giá trị dinh dưỡng mà nó đem lại nên được chia thành 3 nhóm thức ăn thô, thức ăn tinh và thức ăn bổ sung.

Thức ăn thô

Thức ăn thô là thức ăn truyền thống đối với những loại gia súc trong chăn nuôi. Thức ăn này mặc dù có khối lượng lớn nhưng hàm lượng chất dinh dưỡng cung cấp cho vật nuôi lại ít. Vì vậy để có đủ lượng chất dinh dưỡng cho họat động sống thì chúng cần ăn một lượng lớn thức ăn thô mỗi ngày. Đặc biệt loại này có hàm lượng chất xơ rất lớn, trung bình là hơn 18%.

Các loại thức ăn thô gồm có:

  • Thức ăn xanh: là những loại thực vật tươi, có màu. Thức ăn xanh thường chứa nhiều nước, lượng chất xơ nhiều nên tốt cho hệ tiêu hóa của động . Ngoài ra nó cũng cung cấp một lượng nhỏ protein và vitamin. Gia súc thường ăn ngon miệng hơn. Một số loại thức ăn xanh như cỏ tự nhiên ( gồm có trồng như cỏ alfalfa, cỏ Timothy, cỏ voi… hoặc cỏ hoang mọc dại như cỏ gà, cỏ lá trẻ, cỏ mật…), ngọn mía ( là nguồn thức ăn xanh lớn nên được tận dụng cho gia súc), vỏ và đọt dứa.
  • Thức ăn ủ ướp: Thức ăn thô xanh muốn dự trữ được lâu cần có cách bảo quản. Đó là ủ chua để giữ chúng trong thời gian dài, dành cho khoảng thời gian khan hiếm cỏ tự nhiên. Ủ chua sẽ có mùi thơm dễ chịu, có vị hơi chua kích thích tiêu hóa nên được gia súc rất thích.
  • Cỏ khô và rơm lúa: mặc dù không có màu xanh nhưng nó có nguồn gốc từ thức ăn thô xanh được đem đi sấy khô để bảo quản. Cách này làm giảm bớt lượng nước cũng như giá trị dinh dưỡng của thức ăn nhưng thời gian để được khá lâu, dùng cho thời gian khan hiếm có.
  • Thức ăn củ quả: gồm khoai lang, khoai tây, cà rốt, củ cải, bầu, bí… Đây là thức ăn dễ ăn, được gia súc khá thích vì mùi vị thơm ngon. Loại này có hàm lượng nước cũng như các chất dinh dưỡng như glucose, vitamin cao. Vậy nhưng chúng nghèo chất xơ, protein, chất béo và các muối khoáng. Rất khó để người chăn nuôi bảo quản trong thời gian dài.
  • Phụ phẩm chế biến nông nghiệp như bã đậu nành, bã bia, bã sắn, rỉ mật đường,…

Thức ăn tinh

Trái ngược với thức ăn thô thì thức ăn tinh mặc dù chỉ cần cung cấp khối lượng nhỏ nhưng hàm lượng chất dinh dưỡng của nó khá là nhiều như đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Hàm lượng chất xơ và nước thấp. Nhóm này phần lớn là các hạt ngũ cốc và bột ngũ cốc nghiền nhỏ, bột và khô dầu đậu tương, lạc… và các hạt thuộc họ đậu cùng các thức ăn tinh được sản xuất công nghiệp dành riêng cho gia súc.

Nhưng không vì những lợi ích như vậy mà người chăn nuôi sử dụng hoàn toàn thức ăn tinh trong khẩu phần ăn của gia súc. Thức ăn thô góp phần giúp hệ tiêu hóa của trâu, bò khỏe mạnh hơn, hấp thụ các chất tốt hơn. Các loại thức ăn tinh có:

  • Cám gạo
  • Bột ngô
  • Bột sắn
  • Khô dầu

Xem thêm>>>

Thức ăn bổ sung

Đây là loại thức ăn cần chủ động đưa vào khẩu phần dinh dưỡng của gia súc để bổ sung một số chất thiết yếu cho sự phát triển của chúng. Gồm có:

Da-liem-anh-quoc-cung-cap-khoang-chat-cho-gia-suc
Đá liếm cung cấp khoáng chất cho gia súc ăn
  • Urê là chất chứa nito và đạm. Do trong dạ dày của gia súc có nhiều vi sinh vật có khả năng phân giải đạm từ urê thành đạm sinh học cung cấp năng lượng.
  • Thức ăn giàu chất khoáng, kể cả đa lượng lẫn vi lượng. Ví dụ như calci, photpho, coban, đồng, kẽm…

Chúng ta cần nắm rõ các loại thức ăn gia súc và sự cần thiết của nó để có thể cân đối khẩu phần ăn cho các con vật nuôi. Từ đó chúng phát triển một cách tốt nhất.

Liên hệ với chúng tôi: Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu

Hotline: 0972 50 2979

Fanpage: https://www.facebook.com/chuyennghiepchannuoibo

0972.502.979