Thực phẩm canh tác hữu cơ gây tác động môi trường lớn hơn thực phẩm canh tác thông thường do cần diện tích lớn hơn. Đó là phát hiện từ một nghiên cứu quốc tế mới do Đại học công nghệ Chalmers, Thụy Điển tiến hành. Số lượng cây trồng trên mỗi hecta thấp hơn đáng kể trong canh tác hữu cơ mà theo nghiên cứu mới sẽ dẫn tới mức phát thải carbon dioxide gián tiếp lớn hơn nhiều từ nạn phá rừng. Mặc dù phát thải trực tiếp từ nông nghiệp hữu cơ thường thấp hơn do sử dụng ít năng lượng hơn nhưng dấu tích khí hậu tổng thể chắc chắn lớn hơn thực phẩm canh tác thông thường.
Các nhà nghiên cứu đã phát triển một phương pháp mới để đánh giá tác động khí hậu của việc sử dụng đất và sử dụng kết quả cùng với các phương pháp khác để so sánh việc sản xuất thực phẩm hữu cơ và thực phẩm thông thường. Kết quả chỉ ra rằng thực phẩm hữu cơ có thể dẫn tới phát thải lớn hơn rất nhiều.
“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đậu Hà Lan hữu cơ được canh tác ở Thụy Điển có tác động đối với khí hậu lớn hơn 50% so với đậu Hà Lan canh tác thông thường. Đối với một số loại thực phẩm, sự khác biệt thậm chí còn lớn hơn nữa, chẳng hạn với lúa mỳ hữu cơ mùa đông ở Thụy Điển, khác biệt là gần 75%”, nhà nghiên cứu Stefan Wirsenius từ Đại học Chalmers cho biết.
Ảnh: Yen Strandqvist/Đại học công nghệ Chalmers
Nguyên nhân thực phẩm hữu cơ gây hại quá nhiều đối với khí hậu như vậy là vì sản lượng trên mỗi hecta thấp hơn nhiêu, chủ yếu do không sử dụng phân bón. Để sản xuất cùng sản lượng thực phẩm hữu cơ, bạn cần một diện tích đất lớn hơn nhiều.
Khía cạnh đột phá từ nghiên cứu mới là kết luận rằng sự khác biệt về sử dụng đất dẫn tới thực phẩm hữu cơ gây tác động khí hậu lớn hơn rất nhiều.
Stefan Wirsenius lý giải: “Sử dụng nhiều đất hơn trong canh tác hữu cơ gián tiếp dẫn tới phát thải carbon dioxide cao hơn do nạn phá rừng. Sản sản xuất lương thực của thế giới được quy định bởi mậu dịch quốc tế, do đó cách chúng ta canh tác ở Thụy Điển sẽ gây ảnh hưởng đến nạn phá rừng ở vùng nhiệt đới. Nếu sử dụng diện đất lớn hơn để thu được cùng một lượng lương thực, chúng ta đang gián tiếp góp phần cho nạn phá rừng lớn hơn ở một nơi khác trên thế giới”.
Thậm chí thịt và các sản phẩm sữa hữu cơ cũng tệ hơn sản phẩm được sản xuất theo cách thông thường xét từ quan điểm khí hậu.
Các nhà nghiên cứu lần đầu tiên sử dụng một phép đo mới gọi là “chi phí cơ hội carbon” để đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng đất lớn hơn góp phần vào phát thải carbon dioxide cao hơn từ nạn phá rừng.
“Thực tế rằng sử dụng nhiều đất dẫn tới tác động khí hậu lớn hơn vẫn chưa được tính đến trong các lần so sánh trước đó giữa thực phẩm hữu cơ và thực phẩm thông thường. Đây là sự bỏ sót rất lớn vì như nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra ảnh hưởng này có thể lớn hơn nhiều lần so với ảnh hưởng của khí nhà kính vốn thường được đưa vào”, Stefan Wirsenius cho biết thêm.
Stefan Wirsenius lưu ý rằng phát hiện không có ý khuyên người tiêu dùng quan tâm nên chuyển sang mua thực phẩm phi hữu cơ.
Đối với người tiêu dùng muốn góp phần cho khía cạnh tích cực của sản xuất thực phẩm hữu cơ mà không tăng tác động môi trường thì một cách hiệu quả là tập trung vào các dạng tác động khác nhau của những loại thịt và rau củ khác nhau trong chế độ ăn của mình. Thay thế thị bò và thịt cừu cũng như pho mát cứng bằng protein thực vật nhự đậu sẽ có tách động lớn nhất. Thịt heo, gà, cá và trứng cũng có ảnh hưởng khí hậu thấp hơn đáng kể so với thị bò và thịt cừu.
Trong canh tác hữu cơ, phân bón thường không được dùng. Mục tiêu là sử dụng các nguồn tài nguyên khác như năng lượng, đất và nước theo một cách bền vững dài hạn. Cây trồng cơ bản được nuôi dưỡng bằng các dưỡng chất có trong đất. Mục đích chính là sự đa dạng sinh học lớn hơn và sự cân bằng về tính bền vững giữa thực và động vật. Chỉ các loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc thiên nhiên mới được sử dụng.
Tranh luận về thực phẩm hữu cơ tập trung vào sức khỏe người tiêu dùng, phúc lợi động vật và các khía cạnh khác nhau của chính sách môi trường. Chưa có bằng chứng khoa học chỉ ra rằng thực phẩm hữu cơ nói chung lành mạnh hơn và thân thiện môi trường hơn thực phẩm canh tác theo thông thường, theo Cơ quan thực phẩm quốc gia Thụy Điển và các tổ chức khác. Khác biệt giữa các trang trại là rất lớn với cách hiểu khác nhau tùy thuộc vào các mục tiêu môi trường nào mà người ta ưu tiên. Đồng thời, các phương pháp phân tích hiện tại chưa thể đánh giá đầy đủ tất cả các khía cạnh.
Các khoản đầu tư lớn về nhiên liệu sinh học cũng gây hại với khí hậu vì chúng đòi hỏi diện tích lớn phù hợp để canh tác cây lương thực, do đó theo logic, cũng làm tăng nạn phá rừng trên quy mô toàn cầu.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, đối với tất cả các loại nhiên liệu sinh học phổ biến (ethanol từ lúa mỳ, mía đường và bắp cũng như diesel sinh học từ dầu cọ, hạt cải dầu và đậu tương), chi phí carbon dioxide lớn hơn phát thải từ nhiên liệu hóa thạch và diesel. Nhiên liệu sinh học từ rác thải và sản phẩm phụ không gây tác động này nhưng tiềm năng của chúng còn nhỏ.
Nguồn: Sở KH&CN Đồng Nai
Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu
Địa chỉ kho: số 3, đường Tân Xuân 6, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM
Hotline: 0972502979
Gmail: thietbichannuoibo@gmail.com
Website: https://thietbichannuoibo.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/chuyennghiepchannuoibo